Đại tiện không đều
Thường xuyên tiêu chảy, đầy hơi, táo bón…là biểu hiện của người có hệ miễn dịch suy yếu. Một nghiên cứu của nhà khoa học Mỹ năm 2012 cho thấy gần 70% hệ thống miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa. Các vi khuẩn và vi sinh vật có lợi sống ở đó để bảo vệ ruột khỏi bị nhiễm trùng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Khi ruột ít vi khuẩn có lợi đi thì sẽ có nguy cơ nhiễm virus cao, viêm mãn tính và thậm chí rối loạn tự miễn dịch. Từ đó gây tiêu chảy, táo bón.
Nổi hạch thường xuyên
Các hạch bạch huyết đặc biệt dễ tìm thấy ở cổ, háng và nách. Khi chúng lọc chất lỏng bạch huyết, các tế bào bạch cầu lympho tiêu diệt vi khuẩn và các “kẻ xâm lược” khác.
Các hạch bạch huyết sẽ sưng lên khi chúng chống lại nhiễm trùng hoặc chấn thương. Nếu nổi hạch kéo dài, có nghĩa là hệ miễn dịch đang gặp khó khăn trong việc chống lại một mầm bệnh.
Nhiễm trùng lặp đi lặp lại
Đây chắc chắn là lời cảnh báo của hệ thống miễn dịch khi đang bị suy yếu. Học viện Dị ứng và Bệnh hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ báo cáo rằng: Các dấu hiệu của sự suy giảm miễn dịch có thể xảy ra ở người lớn bao gồm:
- Bị hơn 4 lần nhiễm trùng tai trong một năm
- Mắc bệnh viêm phổi 2 lần trong thời gian một năm
- Bị viêm xoang mãn tính hoặc hơn 3 đợt một năm
- Cần dùng nhiều hơn 2 đợt kháng sinh mỗi năm.
Dạ dày yếu ớt
Hệ miễn dịch suy yếu thì đồng nghĩa là dạ dày không đủ sức để tiêu hóa nổi thực phẩm mà chúng ta ăn vào.
Các triệu chứng như: nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy sau khi ăn là bằng chứng rõ nét nhất. Tốt nhất là nên nấu ăn tại nhà, ưu tiên những đồ ăn lành mạnh, ít đầu mơ thôi nha các mẹ.
Thường xuyên bị ngứa
Hệ miễn dịch hoạt động kém sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật và nấm ngứa phát triển. Những vị khách không mời này thường khiến da trở nên khó chịu và ngứa ngáy. Da nhạy cảm hơn với việc thay đổi thời tiết cũng đánh dấu sự thất bại trong hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Luôn sống bi quan, căng thẳng
Theo một báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, căng thẳng trong thời gian dài sẽ làm suy yếu các phản ứng của hệ thống miễn dịch. Sự căng thẳng làm giảm các tế bào lympho của cơ thể, các tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng.
Hơi thở có mùi
Mùi của hơi thở có liên quan tới chức năng miễn dịch diễn ra trong ruột. Theo đó, hơi thở thơm mát là một dấu hiệu tốt cho thấy sức khỏe đường ruột được cân bằng.
Ngược lại, hơi thở có mùi trái cây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, hơi thở có mùi có thể liên quan đến trào ngược, mùi tanh có thể có thể là suy thận, miệng chua có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ.
Kỳ “rụng dâu” không đều
Theo bác sĩ nội tiết sinh sản Janet Choi (New York, Mỹ) một người phụ nữ có sức khỏe không tốt vì thừa cân hoặc thiếu cân sẽ có thời gian rụng trứng không theo quy định vì vậy “kỳ dâu” sẽ không đều đặn. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang gặp trục trặc.
Da xấu
Cơ thể bài tiết chậm dẫn đến việc lưu giữ chất độc lại trên da là tác hại rõ rệt của tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. Do vậy, khi làn da của bạn có dấu hiệu trở nên sạm đen, khô… lúc này bạn đừng nên coi thường chúng mà hãy chú ý đến những nguyên nhân gây ra chúng.
Biện pháp phòng ngừa suy giảm hệ miễn dịch
- Cần thực hiện tiêu chuẩn ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Nên giữ vệ sinh môi trường sống, rửa tay thường xuyên khi chăm sóc bệnh nhân và vệ sinh đồ chơi, vật dụng cho trẻ em.
- Không tự ý sử dụng thuốc, khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khi có các dấu hiệu nhiễm trùng nên đi khám ngay để được điều trị phù hợp
- Không nên tiếp xúc với những người có triệu chứng nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da, bệnh nhân đang mắc bệnh khác…
Tác giả: Thạch Thảo
-
6 giờ vàng trong ngày uống nước dừa phát huy tối đa công dụng: Tăng dưỡng chất, bù nước, da căng mịn
-
6 loại đồ uống dùng vào buổi tối như "nạp mỡ" vào người: Ngủ một giấc, cân tăng vù vù
-
9 loại trái cây giúp đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân nhanh chóng
-
Càng có tuổi tốc độ lão hóa càng nhanh, sau tuổi 40 nữ giới nhớ làm điều này để giữ gìn tuổi thanh xuân
-
5 món là thủ phạm khiến da già xấu: Dù chăm bài bản, uống trong bôi ngoài rất kỹ cũng vô ích