Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị, TS. BS. Phạm Nguyên Quý - Khoa Nội khoa ung thư, Đại học Kyoto, Nhật Bản đã trải qua 4 làn sóng Covid-19 nhưng anh vẫn bình tĩnh "sống chung" với virus. Sau một ngày làm việc ở bệnh viện, anh vẫn về nhà và chơi đùa cùng các con.
Nhiều người hỏi anh không sợ lây nhiễm bệnh cho gia đình sao? Anh Quý cho biết ai cũng sợ nhưng nếu biết rõ cách phòng bệnh thì vẫn có thể tránh được nguy cơ lây nhiễm.
Bác sĩ Phạm Nguyên Quý chia sẻ 4 thói quen quan trọng giúp phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 mà anh áp dụng suốt thời gian qua.
Tạo thói quen không đưa tay lên mặt
Bác sĩ Quý chia sẻ có thông kê y tế cho thấy khoảng 25% người có thói quen đưa tay lên mặt vô thức. Như vậy, nếu bàn tay dính virus thì rất dễ đưa mầm bệnh vào cơ thể. Do đó, mọi người cần cố gắng tự ý thức hạn chế chạm tay vào các độ vật dùng chung trong nhà và ở nơi công cộng. Thậm chí ngay cả khi chạm vào điện thoại của mình, bạn cũng nên rửa tay sạch sẽ trước khi đưa lên mắt mũi miệng.
Những người có nguy cơ cao thuộc nhóm có bệnh nền và người lớn tuổi càng cần phải rửa tay và tuyệt đối không chạm tay lên mặt.
Khi chăm sóc người già, người ốm, chúng ta cũng cần làm tương tự. Người chăm sóc người bệnh nên có thể tiếp xúc với người khác và mang mầm bệnh từ người đã nhiễm bệnh rồi vô tình lây cho người mình đang chăm sóc. Vì vậy, cần chú ý phòng bệnh cho chính mình để không làm lây cho người mình đang chăm sóc.
Giữ sạch tay sau khi nhận hàng hóa
Bàn tay chính là đường lây lan virus. Đó cũng là câu trả lời cho việc vì sao suốt ngày ở trong nhà nhưng vẫn có thể mắc Covid-19. Bác sĩ Quý cho rằng, bàn tay tiếp xúc với đồ mang từ bên ngoài vào cũng là một nguồn lây. Virus không từ món hàng nhảy vào cơ thể bạn mà lây qua đôi bàn tay.
Vì vậy, sau khi nhận hàng, bạn cần rửa tay thật sạch, hủy bao bì sau khi nhận hàng ngay để tránh virus trên bề mặt hàng lây sang tay mình. Thực hiện điều này mỗi lần nhận hàng, bạn không phải lo virus lây từ các món hàng gửi đến.
Tắm rửa ngay khi về nhà
Ngoài việc rửa tay đúng lúc, không chạm tay lên mắt, mũi, miệng thì BS luôn tắm rửa toàn thân ngay khi về nhà.
Sau một ngày làm việc trong bệnh viện, đội ngũ nhân viên y tế có thể đã tiếp xúc với rất nhiều mầm bệnh, không chỉ riêng virus SARS-CoV-2. Chúng có thể bám ở những nơi mà chúng ta không nhìn thấy. Do đó, BS Quý chia sẻ rằng ngoài việc sử dụng đồ bảo hộ khi làm thủ thuật cần thiết, việc loại bỏ mầm bệnh bằng phương pháp vật lý như tắm rửa là cách đơn giản và hiệu quả mà các bác sĩ ở Nhật đang làm.
Rắm rửa bằng sữa tắm sạch khuẩn, có khả năng củng cố đề kháng da và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan trên da. Nhờ đó, tăng cường hiệu quả bảo vệ cơ thể.
BS Quý cũng lưu ý, trẻ đi học hay đi chơi ở ngoài về được tắm ngay thì bố mẹ cũng sẽ yên tâm hơn. Nếu bạn đang sống cùng người cao tuổi hoặc người có bệnh nền, việc tắm rửa ngay khi về nhà càng quan trọng. Nó giúp ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài.
Nói nhỏ, nói ít
Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, mọi người nên bỏ thói quen nói to, nhất là khi ở trong các không gian kín như thang máy. Khi ăn uống, giữ khoảng cách và nói chuyện nhỏ nhẹ để giảm văng giọt bắn.
Biến thể Delta được chứng minh là có khả năng lây lan nhanh hơn, có thể chỉ nói chuyện trong không gian kín vài phút đã làm mọi người nhiễm bệnh. Vì vậy, cần hạn chế nói to trong thang máy để giảm nguy cơ người xung quanh và người sử dụng thang máy tiếp theo bị nhiễm bệnh bởi có những F0 không có triệu chứng.
Những người đã tiêm vắc xin vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, nếu chủ quan sẽ rất nguy hiểm.
Ngoài ra, bạn cần phải tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh. Hay ăn ngủ đủ giấc, duy trì thể trạng tốt, giữ vững tinh thần, khi không thể trực tiếp gặp bạn bè, người thân, hãy tăng cường gọi video call với họ.
Những người có bệnh nền cần uống thuốc đầy đủ chuẩn bị sẵn thuốc vì có thể bạn không nguy kịch vì Covid-19 mà do bệnh nền.
Hạn chế xem các tin tức về Covid-19 để tránh những suy nghĩ tiêu cực của bệnh tật, làm giảm miễn dịch.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 người HN ho, sốt, dương tính với Covid-19: Chuyên gia chỉ cách để không lây nhiễm khi ở cùng F0
-
Vì sao nhiều người đi tiêm vaccine Covid -19 gặp phải hội chứng tăng huyết áp khi gặp "áo choàng trắng"?
-
Tin Covid sáng 2/9: Hà Nội thêm 5 ca, TP HCM số F0 giảm dần, Đà Nẵng cụ bà 101 tuổi khỏi bệnh
-
Cảnh báo thuốc "tự phong" chữa Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ
-
Rủ nhau uống nước lá tía tô, thuốc hạ sốt trước khi tiêm vaccine Covid-19: Bác sĩ khuyên 1 điều, nên nắm!