Nữ bác sĩ người Nhật Bản Kazuko Hibino từng phải chống chọi với tình trạng béo phì từ khi còn nhỏ. Năm 36 tuổi, cô đến Mỹ du học và đã tăng 17kg. Nữ bác sĩ này đã thực hiện rất nhiều phương pháp giảm cân khác nhau, trong đó có keto. Keto thực sự có thể giúp cô giảm được 14kg nhưng lại mang đến tác dụng phụ nguy hiểm. Bác sĩ Hibino bị đột quỵ nhẹ sau một thời gian áp dụng chế độ ăn uống này.
Bác sĩ Hibino chỉ ra rằng chế độ ăn uống keto giúp tiêu hao nhiều mỡ trong cơ thể, lượng đường trong máu cũng duy trì ở mức độ thấp nhất nhưng lại gây ra mất cân bằng nội tiết, gây rối loạn thần kinh tự chủ. Nó dẫn đến cơn đột quỵ nhỏ. Ngoài ra, lượng estrogen mất đi cũng khiến cô già đi trông thấy.
Nữ bác sĩ này thừa nhận dù mình hiểu biết về y học nhưng vì giảm cân, cô từng thử rất nhiều phương pháp có hại cho cơ thể. Cuối cùng thì cân nặng vẫn tăng trở lại.
Sau đó, cô quyết định tìm cách ổn định vóc dáng thông qua việc điều chỉnh lại nội tiết, kiểm soát vi khuẩn đường ruột.
Kazuko Hibino cho biết, trong thời gian giảm cân, cô duy trì hệ thần kinh tự chủ, ổn định nội tiết bằng việc ăn 5 bữa/ngày và tập giãn cơ 15 phút. Ngoài ra, cô còn giảm bớt gia vị trong ăn uống. Đặc biệt, nữ bác sĩ còn ăn sữa chua nóng trước khi đi ngủ để điều chỉnh vi khuẩn đường ruột.
Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Washington, ngoài lợi khuẩn và hại khuẩn, trong đường ruột còn hai loại vi khuẩn đặc biệt là Firmicutes (còn gọi là vi khuẩn béo) và Bacteroidetes (còn gọi là vi khuẩn nạc).
Nghiên cứu ở chuột và người bị béo phì cho thấy nhóm đối tượng này có tỷ lệ vi khuẩn nạc khá thấp. Trong khi đó, tỷ lệ vi khuẩn béo lại cao hơn.
Nghiên cứu trên nhiều trường hợp cụ thể, các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn nạc tăng thì cân nặng giảm xuống.
Vi khuẩn béo sẽ làm ruột hấp thu nhiều chất dinh dưỡng không cần thiết hơn từ đó gây ra tình trạng tăng cân, dễ béo phì. Trong khi đó, vi khuẩn nạc lại ngăn chặn sự xâm nhập của các axit béo tự do vào các tế bào mỡ. Các axit béo này sau đó được gửi đến các tế bào cơ dể tiêu thụ nhờ đó tránh được tình trạng béo phì.
Sữa chua chứa nhiều men vi sinh cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho vi khuẩn tạo nạc. Tuy nhiên, vi khuẩn nạc hoạt động yếu trong điều kiện lạnh nói chung. Vì vậy, ăn sữa chua lạnh không thể thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn nạc. Tuy nhiên, khi hâm nóng sữa chua đến nhiệt độ 38 độ C, tương đương với nhiệt độ của ruột, vi khuẩn nạc sẽ hoạt động tốt. Nó sinh sôi nảy nở và ức chế sự tích tụ mỡ.
Bác sĩ Hibino khuyến cáo mọi người nên ăn sữa chua ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng để vi khuẩn nạc hoạt động hiệu quả, giảm gánh nặng cho đường ruột.
Bạn có thể cho sữa chua vào hộp chịu nhiệt rồi bỏ vào lo vi sóng 500W và làm nóng trong khoảng 40 giây rồi sử dụng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Những người không nên ăn bánh chưng, dù thèm đến mấy cũng tránh đụng đũa kẻo rước họa
-
Tết ăn nhiều đồ dầu mỡ, nhớ uống thêm loại nước này để khỏe ruột, da hồng
-
Uống rượu bia chớ dại kết hợp với 5 loại thực phẩm này kẻo rước bệnh vào thân
-
4 loại nước ép làm chậm lão hóa, chị em chăm uống để cơ thể khỏe mạnh, U50 vẫn trẻ đẹp
-
5 thói quen đáng giá hơn cả trăm viên thuốc bổ nên duy trì trong năm mới 2023