Theo VTC News, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM cho biết, trường hợp sống chung nhà với F0 những xét nghiệm nhiều lần vẫn âm tính thường có 2 khả năng xảy ra.
Trường hợp thứ nhất, người xét nghiệm "mãi vẫn âm tính" là người đã bị bệnh từ trước rồi lây cho người khác sau đó khỏi bệnh. Điều này cho thấy người nhiễm Covid-19 nhưng không có triệu chứng và tự khỏi. Khi đã khỏi bệnh thì test nhanh sẽ không ra kết quả dương tính.
Trường hợp thứ 2 là người này đã được tiêm vắc xin đầy đủ. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, người đã được tiêm 2 mũi vắc xin đầy đủ sẽ xảy ra các trường hợp như không lây nhiễm SARS-CoV-2, bị lây nhiễm nhưng chỉ bệnh nhẹ, bị lây nhiễm và bệnh nặng (nhưng không đến mức không thể qua khỏi) và một số ít người dù tiêm đủ vắc xin nhưng vẫn ảnh hưởng tới tính mạng.
Bác sĩ Khanh giải thích thêm, một người đã tiêm đủ 2 mũi ngừa Covid-19 thì trong cơ thể sẽ có một lượng kháng thể nhất định. Khi tiếp xúc với F0 (người này cũng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin) thì có khả năng không bị lây nhiễm. Bởi nghiên cứu cho thấy người tiêm đủ vắc xin khi nhiễm bệnh thường phát tán ít virus hơn người chưa tiêm.
BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cũng có quan điểm tương tự. Bác sĩ cho biết việc sống cùng nhà với F0 nhưng xét nghiệm âm tính là chuyện bình thường. Mỗi người có ngưỡng chống chọi với bệnh tật khác nhau, khả năng lây nhiễm cũng khác với các bệnh nhiễm trùng. Về bệnh học, một người có bị lây nhiễm bệnh hay không phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian tiếp xúc với F0 nhiều hay ít; nồng độ virus xâm nhập vào cơ thể cao hay thấp; khả năng miễn dịch tại chỗ của người đó ở mức độ nào...
Bác sĩ Hà nhấn mạnh, việc sống chung hoặc tiếp xúc với F0 nhưng vẫn âm tính không có gì lạ vì có thể quá trình tiếp xúc không nhiều, nồng độ virus xâm nhập vào cơ thể ít; virus đi vào cơ thể gặp khả năng miễn dịch cao và bị tiêu diệt nhanh chóng. Điều này càng thể hiện rõ ở những người đã tiêm đủ vắc xin hoặc đã khỏi bệnh.
Bác sĩ Hà cũng cho biết thêm, để xác định một người trước đó từng mắc Covid-19 và sau đó đã khỏi bệnh thì cần phải làm xét nghiệm kháng thể.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Dùng chung khăn tắm, vợ chồng cùng nhiễm HPV: 4 đồ vật dù tình cảm mặn nồng cũng không nên "chung đụng"
-
3 bộ phận bẩn nhất của con gà, thèm mấy cũng không nên ăn kẻo rước bệnh
-
3 ngày sau "đèn đỏ" là thời điểm vàng để giải độc: Ăn ngay 4 món làm sạch tử cung, dưỡng da hồng hào
-
8 thực phẩm hại gan không kém gì rượu bia, món số 3 là khoái khẩu của nhiều người
-
5 thực phẩm gần như không chứa calo, chị em ăn bao nhiêu cũng không sợ béo, lại còn đẹp da