Lo lắng, hoang mang khi cả nhà dương tính với SARS-CoV-2
Hành vượt qua Covid-19 của anh Phan Văn Hợi (25 tuổi, quận Tân Phú, TP. HCM) và các thành viên gia đình được chia sẻ trên Doanh nghiệp và Tiếp thị.
Được biết, anh Hợi là kỹ sư sửa chữa điện thoại. Khi dịch bệnh bùng phát, anh phải nghỉ làm và chuyển về sống với gia đình anh trai ở phường Bình Hưng Hòa, quận Tân Bình.
Ngày 1/8, anh Hợi bị mất vị giác. Trước đó, anh cũng có biểu hiện sốt liên tục về đêm, lừ đừ uể oải, cơ thể đau nhức nhưng chỉ nghĩ đó làm cảm cúm thông thường. Khi có triệu chứng đáng lo ngại, anh tự mua test nhanh về kiểm tra và kết quả dương tính.
Khi đó, anh Hợi rất lo lắng, hoang mang. Anh lên các hội nhóm tư vấn F0 điều trị tại nhà rồi bình tĩnh thông báo cho anh trai.
Anh Hợi cũng chủ động tự cách ly trong phòng riêng. Mọi người cũng tính đến phương án đưa anh đi cách ly tập trung. Tuy nhiên, do có khả năng lây nhiễm cao nên anh đặt mua thêm các bộ kit test nhanh cho cả nhà. Kết quả, toàn bộ 10 thành viên gồm anh Hợi, 2 anh trai, 1 chị dâu, 2 đứa cháu (3 và 6 tuổi), 4 người thợ may đều "2 vạch". Trong đó có 8 người lớn ở độ tuổi 24-35.
Anh Hợi cho rằng nguồn lây có thể do anh từng tiếp xúc với hàng xóm sau đó khởi phát chuỗi lây nhiễm trong gia đình.
Mọi người đều lo lắng, suy sụp tinh thần. Anh Hợi chia sẻ rằng quyết định tự điều trị tại nhà là điều khong mong muốn nhưng sau khi khai báo với y tế phường, cả nhà bước vào "trận chiến" chống lại Covid-19.
Các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện và hành trình 25 ngày chiến đấu với virus
Triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện ở từng người. Trong khi 4 người thợ may và chị dâu nóng lạnh bất thường thì 2 cháu nhỏ thường số 39,5 độ C về đêm.
Ba ngày sau, 6 trên 10 thành viên mất vị giác và khứu giác.
Anh Hợi cũng sốt 5 ngày liên tiếp, cơ thể rất yếu, mất vị giác 18 ngày nhưng vẫn cố gắng gượng để chăm sóc những người yếu hơn mình.
Qua các hội nhóm trên mạng xã hội, anh tham khảo các bác sĩ về cách tự điều trị tại nhà, sử dụng toa thuốc được hướng dẫn. Anh cũng hướng dẫn cả nhà ăn uống, tắm rửa bằng nước ấm, uống càng nhiều nước càng tốt.
Ngoài ra, mọi người cũng rửa mũi, khò họng nhiều lần trong ngày, xông 2 lần/ngày và bổ sung vitamin C.
Đến ngày thứ 13, 5/10 thành viên có kết quả test âm tính. Sang ngày thứ 15, thêm 4 người nữa âm tính.
Chỉ còn người anh trai thứ 3 (35 tuổi) bị khó thở nhiều dù trước đó tình hình ổn định từ ngày đầu khởi phát bệnh đến ngày thứ 5. Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12, anh tiến triển nặng, tím tái vì thiếu oxy, khó thở, độ bão hòa oxy trong máu ngoại biên (SpO2) nhảy liên tục từ 94% xuống 91, 89%.
Anh Hợii tìm hiểu trên nhóm F0 tự điều trị và được hướng dẫn cách F0 nằm sấp để dễ thở. Người anh đã thực hiện và tình thình được cải thiện phần nào. Tuy nhiên, nhiều lúc anh bị ho nhiều, không thở nổi. Gia đình rất lo lắng, cứ ợ nửa đêm không thở được sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các thành viên đã tính đến việc đưa người này đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu nhưng sợ không có người thân bên cạnh chăm sóc sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Sau đó, anh Hợi liên hệ với một người sếp và mượn được máy tạo oxy, giúp tinh thần người anh ổn định hơn.
Sau đó, anh Hợi cố giúp anh trai lau người, pha thuốc hạ sốt kịp thời, đưa oxy những lúc thấy khó thở.
Anh Hợi chia sẻ: "Lúc này, các nhóm cơ chân tay của anh trai vô cùng mệt mỏi, mồm miệng luôn rơi vào tình trạng mơ sảng. Đây là lúc F0 cần người hỗ trợ cử động chân tay để máu huyết lưu thông",
Đến ngày thứ 13, anh trai của Hợi dần hồi phục, khỏe hơn. Đến ngày thứ 23 thì âm tính với SARS-CoV-2.
Sau 25 ngày "chiến đấu" với virus, cả 10 thành viên đều đã âm tính.
Điều quan trọng đối với F0 điều trị tại nhà
Sau hành trình vượt qua "cửa tử" của cả nhà, anh Hợi cho rằng điều quan trọng nhất là luôn bình tĩnh, không lo lắng để tránh sa sút tinh thần.
F0 dù mất vị giác vẫn cần cố gắng ăn uống. Khi bị bệnh, thức ăn đưa vào miệng có thể như rơm rạ nhưng phải ăn thì cơ thể mới có sức đề kháng. Biếng ăn sẽ khiến cơ thể suy nhược, đuối sức. Đây là điều F0 tuyệt đối không được bỏ qua.
Ngoài ra, F0 nên vận động nhẹ nhàng; tập thở; uống nhiều nước (ưu tiên nước ấm, nóng) hoặc nước gừng, nước chanh, pha viên sủi để tránh mất nước, tăng cường sức đề kháng; ngủ đủ giấc.
Nhà cửa cần phải thoáng, có ánh sáng mặt trời càng tốt. Thường xuyên khử khuẩn nhà vệ sinh, các vật dụng trong nhà, tay nắm cửa. F0 nên đeo khẩu trang 24/24, súc họng, khò mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên, nhất là lúc thức dậy và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể nấu nước xông bằng chanh, sả, gừng.
F0 cần theo dõi chỉ SpO2 mỗi ngày. Nếu thấy ho, mệt mỏi, khó thở, hãy nằm sấp và tập thở để cải thiện tình trạng.
Nếu các triệu chứng không thuyên giản, cần liên hệ với cấp cứu 115 hoặc đưa F0 đến bệnh viện gần nhất nếu trong nhà không có sẵn bình oxy. Riêng với người già, người có bệnh nền, nên đến bệnh viện để các bác sĩ điều trị.
Theo anh Hợi, một điều nữa cần chú ý là không được để F0 một mình. Họ cần được hỗ trợ ăn uống, vệ sinh. Nếu không có người giúp đỡ, sẽ rất khó vượt qua, đặc biệt là với gười lớn tuổi. Khi cả gia đình mắc bệnh, không nên đùn đẩy trách nhiệm hay chỉ trích về nguồn lây. Nên học cách chấp nhận và tìm cách đối phó. Không kì thị F0, cần an ủi, động viên quan tâm và thường xuyên quan sát, hỏi thăm để F0 có động lực sớm chiến thắng bệnh tật.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Gia đình 4 người âm tính sau 10 ngày điều trị tại nhà: Đêm không dám ngủ một mạch, luôn canh từng nhịp thở
-
Thấy hàng xóm qua đời vì nCoV, tôi đi mua test nhanh về cho cả nhà thì 12 người đều dương tính
-
Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu quan trọng cho thấy F0 bắt đầu bước vào giai đoạn nguy hiểm tính mạng
-
Lưỡng lự rồi vẫn quyết định tổ chức lễ hội 'bung lụa 5 ngày', 4700 người ở Anh trở thành F0
-
Một năm sau khi khỏi bệnh, các F0 đầu tiên vẫn còn triệu chứng: Mệt mỏi, mất ngủ, rụng tóc