Các cụ bảo đừng quên: 'Môn phải luôn mở và hộ phải luôn đóng', tại sao?

( PHUNUTODAY ) - Thời xưa các cụ đã khuyên để tài lộc đến với bạn bằng cách mở cửa sổ cho tài lộc vào và giữ cửa sổ khác để tài lộc không bị thoát đi.

Câu “môn phải luôn mở và hộ phải luôn đóng” có nghĩa đen là cửa nhà phải luôn mở, còn cửa sau và cửa các phòng ở khác luôn phải đóng. Cửa lớn phải mở thường xuyên bởi vì cửa là mặt tiền của ngôi nhà và là lối để tiếp bạn bè và khách vào nhà. Một gia đình có khách đến nhà liên tục, đồng nghĩa với việc mối quan hệ của người sống trong nhà này với người ngoài rất tốt. Cuộc sống và công việc của họ đều diễn ra tốt đẹp.

Tuy nhiên, câu này còn mang ý nghĩa sâu xa hơn. Nó có thể được hiểu là một lời khuyên về cách giữ cho cuộc sống của chúng ta cân bằng. Một ngôi nhà với cửa lớn luôn mở sẽ giúp cho chủ nhân của nó dễ dàng tiếp nhận những điều mới mẻ, những trải nghiệm mới, và giữ cho tâm trí luôn sáng tạo. Trong khi đó, việc giữ cho các cửa khác trong ngôi nhà đóng lại sẽ giúp chủ nhân của nó tập trung vào công việc và cuộc sống gia đình. Điều này giúp họ duy trì sự tập trung và tránh xa các yếu tố xao nhãng.

Vì vậy, câu “môn phải luôn mở và hộ phải luôn đóng” không chỉ là một lời khuyên về cách sắp xếp ngôi nhà, mà còn là một lời khuyên về cách giữ cho cuộc sống của chúng ta cân bằng.

Cảnh tượng “môn đình nhược thị” (cửa chính như cái chợ – ám chỉ gia đình tấp nập đón đưa khách) không phải một gia đình bình thường có thể có được. Bất kể ở thời đại nào, gia đình đón khách như vậy không phú thì cũng quý.

“Hộ gia đình phải đóng cửa thường xuyên”. Ví như cửa hậu, cửa phòng ngủ, hay những căn phòng khác trong nhà tất cả đều cần phải được đóng thường xuyên. Thứ nhất, tất cả mọi người muốn có không gian riêng tư. Hai là để đảm bảo sự an toàn. Nếu cửa sau và các phòng khác đều mở ra, một khi có kẻ trộm hoặc là người có tâm bất chính phát hiện ra, tài vật trong nhà có thể bị tổn thất.

Theo quan điểm phong thủy: người ta cho rằng, tài vận và phúc khí từ cửa chính tiến vào. Nếu cửa sau mở, nó sẽ trực tiếp theo đó trượt đi mất. Người xưa gọi như vậy là “tán tài”. Và không ai muốn điều đó xảy ra.

Nguyên nhân ít được đề cập nhất xuất phát từ ba chữ “tẩu hậu môn” (đi cửa sau). Đây đã trở thành một thuật ngữ xúc phạm. Nó ám chỉ một hành vi, một trạng thái rất xấu của xã hội. Vào thời cổ đại, khi gia đình tổ chức tang lễ, quan tài cũng là từ cửa sau đi ra ngoài. Như vậy, nếu cửa sau luôn mở, tự nó có ý nghĩa không may mắn. Chỉ khi có người trong nhà rời đi, người ta mới mở cửa sau.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo

Tác giả: Mộc