Nguyên nhân xe chết máy qua vùng nước ngập
Có 3 nguyên nhân khiến xe chết máy:
Do nước vào hộp lọc gió của xe máy (pô air).
Nước vào bugi.
Nước vào ống pô.
Theo đó, khi xe máy đi vào vùng nước ngập vượt qua cổ ống xả, nếu di chuyển không ổn định có thể làm nước chui vào ống xả, làm tắc đường thoát nên xe có khả năng chết máy. Ngoài ra, nước có khả năng tràn vào qua hộp lọc gió, sau đó đi vào buồng đốt làm xe chết máy.
Cách chạy xe không bị chết máy khi đi vào vùng ngập nước rất đơn giản
Nếu thấy nước ngập ngang hộp lọc gió, ống pô thì không nên cố chạy xe qua vùng ngập nước. Thay vào đó, mọi người có thể tìm hướng di chuyển khác hay dừng lại vào hàng quán bên đường chờ nước rút.
Với đoạn ngập dài khoảng 20 – 30 m nhưng nước ngập chưa qua ống pô, hộp lọc gió, người lái xe có thể tham khảo một số phương án sau:
Với xe số: Nên để xe ở số 1 hoặc số 2 khi di chuyển qua vùng ngập nước đồng thời phải chú ý giữ đều ga, giữ chặt tay lái và chạy từ từ, không phanh gấp hay kéo tăng ga.
Với xe ga: Đi chậm, giữ đều tay ga, không rồ ga quá cao hay quá thấp, không được giảm ga trong suốt quá trình chạy qua đoạn đường ngập.
Cách tốt nhất để bảo quản xe vẫn là không cố di chuyển qua các đoạn nước ngập tới pô xe hay lọc gió vì khả năng xe chết máy rất cao. Với đường ngập nước, người tham gia giao thông khó quan sát chướng ngại vật bên dưới mặt nước, khả năng tăng - giảm ga tùy thuộc vào các xe đi xung quanh.
Chủ tiệm sửa xe cũng lưu ý người lái xe qua vùng nước ngập không nên đi cạnh các xe lớn vì dễ bị cơn sóng nước làm tay lái loạng choạng, té ngã.
Thực tế, nhiều người lầm tưởng dắt xe qua vùng nước ngập sẽ an toàn hơn lái xe, tuy nhiên điều này không chính xác bởi khi dắt bộ, nước vẫn có khả năng tràn vào hộp hút gió.
Mẹo "cấp cứu" xe máy bị chết máy khi ngập nước bạn nên biết
Đẩy xe máy đến khu vực khô ráo
Trường hợp xe bị chết máy, người lái xe cần dắt ngay xe ra chỗ cao, nhờ những người xung quanh dốc ngược xe về sau để nước trong pô xe chảy ra ngoài. Nếu xe vẫn không nổ máy, tốt nhất bạn hãy đưa xe đến tiệm sửa xe gần nhất để thợ sửa xe tháo ống pô, bugi lau sạch bên trong.
Nhanh chóng xả hết nước trong ống pô xe máy
Khi lắng nghe ống pô xe máy, nếu phát hiện tiếng nước bên trong, bạn hãy dốc cao hẳn phần đầu của xe lên và kéo đều ga để đẩy hết nước ra ngoài.
Việc ống pô bị nước lọt vào khiến nhiệt độ khu vực khí thải không đảm bảo nên xe dễ bị tắt máy.
Thay nhớt động cơ
Đối với những chiếc xe máy bị ngập nước qua đêm, bạn nên kiểm tra dầu nhớt. Nếu thấy màu nhớt không đồng đều hoặc có màu trắng đục thì nước đã vào tới khu vực động cơ. Khi bị lỗi này cần phải thay nhớt trước khi cố gắng khởi động lại động cơ.
Làm khô bugi
Khi đề xe máy, nếu có tiếng kích điện kêu nhưng xe không nổ, rất có thể chiếc xe đã bị dính nước vào bugi. Để xử lý tình huống này, việc cần làm là tháo bugi, đạp khởi động một vài lần để nước thoát khỏi xi lanh. Sau đó, bạn lau chùi bugi khô rồi lắp lại vị trí cũ.
Đối với xe máy số, thì bugi được lắp ở vị trí thấp, nên dễ dàng dính nước. Nếu bạn không đủ đồ nghề để xử lý việc bugi dính nước, hãy tới tiệm sửa xe gần nhất để được hỗ trợ.
Lưu ý, đối với bugi, chỉ cần lau, sấy khô và ráp lại là có thể đề máy được.
Làm khô lọc gió
Lọc gió cũng dễ bị dính nước khi xe máy đi vào vị trí ngập lụt do nằm ở vị trí thấp trên xe. Vì thế, hãy đảm bảo lọc gió luôn khô sau khi đi qua những vùng nước để xe máy không bị chết giữa đường.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Ông bà ta bảo: "Trước cau- sau chuối", lộc lá chẳng cạn bao giờ, con cháu nhiều đời có phúc
-
Cho thêm thìa dầu ăn theo cách này, rau củ quả luộc giữ màu tự nhiên, để lâu không ngả màu lại lâu hỏng
-
Những người sau đây đeo trang sức vàng, cẩn thận rước thêm bệnh và gặp họa tiêu tán tài lộc
-
Đũa vẫn dùng được sao phải thay? Bao lâu nên thay đũa một lần, tiết kiệm trong trường hợp này là hại thân
-
Rằm Trung thu đua nhau mua 5 loại hoa về, tưởng tốt: Lộc đâu không thấy, chỉ mất tiền oan