Vắc xin hoạt động bằng cách dạy cơ thể chống lại các mềm bệnh xâm nhập, tạo ra phản ứng miễn dịch, hình thành các kháng thể bảo vệ. Mỗi người có thể gặp các tác dụng phụ khác nhau sau khi tiêm và không phải ai cũng đạt mức độ bảo vệ như nhau sau khi tiêm vắc xin.
Đối với một số người, thuốc hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại làm suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, một số thói quen phổ biến cũng khiến lượng kháng thể được tạo ra thấp hơn so với người khác.
Một nghiên cứu mới ở Nhật Bản phân tích mẫu máu của 378 nhân viên y tế, độ tuổi từ 32-54, đã tiêm vắc xin của Pfizer 3 tháng trước đó. Các nhà khoa học phát hiện ra mức độ kháng thể thấp hơn ở những người lớn tuổi. Điều này cũng được tìm thấy trong các khảo sát trước đây.
Sau khi tiến hành xét nghiệm thêm, các nhà khoa học đánh giá yếu tố nguy cơ duy nhất dẫn đến lượng kháng thể thấp hơn ở nam giới là thói quen hút thuốc.
Các tác giả của nghiên cứu suy đoán sự khác biệt lượng kháng thể giữa nam và nữ liên quan đến tỷ lệ hút thuốc ở hai nhóm đối tượng này. Nam giới hút thuốc cao gấp đôi vơi với nữ. Họ cũng thấy những người đã bỏ thuốc không bị giảm lượng kháng thể. Do đó, nhóm nghiên cứu đánh giá: Ngừng hút thuốc trước khi tiêm chủng có thể cải thiện hiệu của của vắc xin (Pfizer).
Dù vậy, các nhà khoa học cũng cho hay số liệu sơ bộ này chưa đủ mạnh để rút ra mối liên hệ vững chắc giữa hút thuốc và tiêm chủng; cần phải tìm hiểu sâu hơn trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên mối quan hệ giữa hút thuốc và lượng kháng thể thấp hơn sau khi tiêm vắc xin Covid-19 được đưa ra xem xét.
Trước đó, một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 đã xem xét 86 nhân viên y tế của một bệnh viện ở Rome (Italy) cũng tiêm vắc xin Pfizer. Các mẫu máu được lấy trước liều đầu tiên và 1-4 tuần sau khi tiêm liều thứ hai để kiểm tra phản ứng kháng thể. Kết quả cho thấy, những người có thói quen hút thuốc thường xuyên có ít kháng thể hơn so với những người không hút.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, bên cạnh tác động tiềm ẩn đối với vắc xin Covid-19, hút thuốc thường xuyên cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus cho chính người hút. CDC Mỹ cảnh báo hiện tại hoặc đã từng hút thuốc lá khiến bạn có nhiều khả năng bị bệnh nặng nếu nhiễm SARS-CoV-2. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc. Nếu bạn từng hút thuốc, đừng bắt đầu hút lại. Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc, đừng bắt đầu.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Giải đáp tất cả thắc mắc về tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2: Quá hạn thì sao, tiêm trộn loại nào
-
Nhiều người bị tăng huyết áp 'khó hiểu' trước khi tiêm vắc xin: BS lý giải và chỉ cách xử lý
-
6 nhóm đối tượng phải cực kỳ cẩn trọng khi tiêm vắc xin Covid-19, 3 nhóm nên trì hoãn
-
F0 đi tiêm vắc xin Covid-19 cùng hàng trăm người, một ngõ Đội Cấn bị phong toả
-
1 loại thuốc có thể dùng, 4 loại 'cấm tuyệt đối' sau khi tiêm vắc xin Covid-19: Biết để an toàn