Theo trang web chính thức của Ban Tuyên truyền thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã ban hành thông báo rằng, cậu bé 13 tuổi Hoàng Mỗ đã chết vì nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường.
Theo báo cáo, từ 8/2017 – 1/2017, Hoàng Mỗ được cha mẹ cho đến Trung tâm tư vấn hành vi thanh thiếu niên Khải Đức Thanh ở thành phố Huệ Châu. Vì Hoàng Mỗ bị mắc bệnh tiểu đường, thời gian trong trung tâm, mỗi ngày cậu đều phải đi phòng y tế để đo lượng đường trong máu, uống thuốc và tiêm insulin.
Vào ngày 17/7/2018, Hoàng Mỗ lại tham gia trại hè của Trung tâm, trong thời gian này Hoàng Mỗ nhiều lần phát sinh hiện tượng nôn ói, khát nước, tiêu chảy, sút cân,… Tối ngày 20/7, mặt Hoàng Mỗ trắng bệch, khó thở, sau khi đến Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Huệ Châu. Lúc này là 5h30 phút sáng, các bác sĩ ở bệnh viện đã hết sức cứu chữa, nhưng vẫn không cứu được Hoàng Mỗ.
Sau đó gia đình đã thuê bên thứ 3 là Đại học Y khoa Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông để tiến hành thẩm định pháp lý về nguyên nhân cái chết của Hoàng Mỗ. Kết luận là Hoàng Mỗ chết vì bị nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường.
Nhiễm toan ceton là một biến chứng cấp tính nguy hiểm thường gặp ở người bệnh đái tháo đường. Đặc trưng của bệnh là tình trạng đường huyết tăng cao (>20mmol/lit) và xuất hiện các thể ceton trong máu do thiếu insulin trầm trọng. Insulin là một hormon do tuyến tụy tiết ra, giúp vận chuyển đường (glucose) vào trong tế bào, và chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Nếu không có đủ insulin, cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo như một nhiên liệu thay thế. Đổi lại, quá trình này sản xuất ra một axit độc hại trong máu gọi là ceton.
Tại sao trẻ em chỉ mới 13 tuổi bị tiểu đường?
Theo tìm hiểu chế độ sinh hoạt của Hoàng Mỗ. Cậu cao 1m50, nặng 80kg. Hoàng Mỗ hầu như không uống nước lọc, thích uống nước trái cây vắt, nước ngọt mua trong siêu thị, mỗi ngày có thể uống vài chai. Đặc biệt mẹ của Hoàng Mỗ không ngăn cản con trai uống nước hoa quả, bởi cô nghĩ rằng đó không phải đổ uống có ga, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong nước ép trái cây rất cao, mỗi 1 ly nước ép khoảng từ 20-40g đường.
Trẻ em mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao, thủ phạm lại chính là đồ ngọt
Trong đó, tiêu chuẩn được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra, mỗi ngày ăn không vượt quá 50g đường. Ngoài 3 bữa ăn hàng ngày, Hoàng Mỗ nạp vào cơ thể quá nhiều đường, dẫn đến lượng đường vượt quá mức tiêu chuẩn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến Hoàng Mỗ bị bệnh tiểu đường.
Cảnh báo dấu hiệu của bệnh tiểu đường
1. Đi tiểu nhiều lần
Tương tự như các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường, triệu chứng đặc trưng này xuất hiện do lượng đường dư thừa lưu thông trong cơ thể bạn. Theo bác sĩ Vouyiouklis Kellis, khoa Nội tại bệnh viện Cleveland: "Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể bạn sẽ cố gắng đào thải chúng ra ngoài. Khi tiểu nước cùng đường sẽ được cuốn ra khỏi cơ thể, vì vậy bạn sẽ thường xuyên mắc tiểu".
Cả hai bác sĩ Goundan và Kellis cũng cho rằng, nếu bạn nhận thấy mình đột tăng tần suất đi tiểu nhiều hơn trước và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn không rõ nguyên nhân - đặc biệt là khi bạn thức dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh, hãy tìm đến bác sĩ ngay.
2. Thường xuyên khát nước
Đi tiểu nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bạn mất nước. "Một số bệnh nhân không biết họ đang mắc bệnh tiểu đường thường chọn các loại nước ngọt, soda hoặc nước trái cây để giải khát, nhưng chính điều này sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể bạn và làm vấn đề càng tồi tệ hơn", theo bác sĩ Goundan.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mình vô cùng khát nước (trong khi không đổ mồ hôi từ tập luyện hoặc do thời tiết nóng) – đó có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường.
3. Hơi thở bị hôi
Đây cũng là một hệ quả từ chứng mất nước với các bệnh nhân mắc tiểu đường: "Bạn sẽ cảm thấy miệng bị khô - một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng", bác sĩ Kellis nói.
Hơn nữa, khi đường trong máu của bạn cao do bệnh tiểu đường không được kiểm soát, cơ thể bạn không thể sử dụng glucose để cung cấp năng lượng từ thức ăn của bạn, vì vậy nó đốt cháy chất béo - tạo ra các chất được gọi là keytones. Bác sĩ Kellis cho biết thêm: "Keytones tạo ra mùi vị ngọt và vị trái cây gây khó chịu trong miệng bạn".
Tác giả: Mộc
-
6 thói quen giúp não ngày càng trẻ, 100% dân văn phòng nên áp dụng càng sớm càng tốt
-
Tin mới nhất về vụ đối tượng xát ớt vào mắt người rút tiền để cướp
-
Bé gái 4 tuổi đột ngột t.ử v.ong sau khi ăn bưởi ở nhà hàng xóm, tìm ra “thủ phạm” bất ngờ
-
Thức khuya chơi điện tử, nam thanh niên 23 tuổi đột ngột t.ử v.ong và cảnh báo không thể cho qua
-
Hàng nghìn mẹ Việt ngâm rau sống với nước muối loãng "cho sạch", điều này liệu có đúng?