Cảnh báo sau vụ: Người phụ nữ t.ử v.ong sau khi ăn mía giải khát, phát hiện có chất kịch độc trên thân mía

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người có quan niệm sai lầm trong việc ăn mía. Ai cũng thích để lâu cho mía bị rượu (xuất hiện những đốm màu đỏ ở giữa thân), như vậy mía ăn sẽ ngon và ngọt hơn mà không hề hay biết lúc này mía đã biến thành chất độc hại.

Tử vong vì mía biến thành chất độc

Cũng vì vài khúc mía giải khát mà người phụ nữ ở Trung Quốc đã tử vong. Sau cái chết thương tâm của chị, anh chồng đã kể lại những dấu hiệu mà ngay ban đầu anh đã phát hiện ra vấn đề. “Bởi vì trời nóng, chúng tôi vừa leo núi vừa ăn mía. Thực tế khi đó tôi cũng cảm thấy mía có vấn đề, mía có lõi màu đỏ, nhưng vợ tôi tiếc không vứt nó đi, kết quả là mọi người trong gia đình đều không ăn, cơ bản chỉ một mình vợ tôi ăn hết số mía còn lại”.

Sau khi ăn mía, các thành viên trong gia đình đều xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn ói, đau ngực, tuy nhiên riêng cô Vương là người bị nặng nhất. Gia đình vội vã đưa cô Vương đến bệnh viện để chẩn đoán. Khi mới đến bệnh viện, không kịp thời làm hết các xét nghiệm, cô Vương đã xuất hiện tình trạng phổi bị sưng, độ bão hòa oxy trong máu giảm, suy hô hấp và các dấu hiệu sinh tồn không ổn định. Bác sĩ Triệu Chí Cường, thuộc Khoa cấp cứu của bệnh viện cho biết: “Theo như miêu tả của người nhà bệnh nhân, kết hợp với các triệu chứng bệnh hiện tại, về cơ bản chúng tôi xem xét đến vấn đề ngộ độc mía nghiêm trọng”.

Mặc dù bệnh nhân sau khi nhập viện đã được các bác sĩ ở khoa gây mê, ICU, khoa tim và các khoa khác cùng nhau hội chẩn. Tuy nhiên, trong lần đầu tiên cô Vương khởi phát bệnh cấp tính, các bác sĩ đã đặt nội khí quản cấp cứu và lập tức đưa vào ICU, nhưng tình trạng của cô Vương không khả quan, chức năng của các cơ quan trong cơ thể đã bị suy yếu, cuối cùng dẫn đến tử vong.

Tại sao ăn mía lạ tử vong?

Các bác sĩ cho biết: Tháng 2 và tháng 4 là thời điểm loại nấm mốc cực độc trên mía sinh sôi nhiều nhất. Thế nên, người Trung Quốc mới có câu “mía thanh minh, độc hơn rắn”, để cảnh báo mọi người.

collage

Vào mùa này, nhiệt độ thời tiết bắt đầu tăng, độ ẩm không khí cũng cao hơn mùa đông và cũng là là thời kì các loại nấm độc ở cây mía phát triển nhiều nhất. Trên cây mía có một loại nấm mốc được gọi Arthrinium, một loại chất cực độc, chuyên sản sinh một loại độc tố thần kinh có tên “Axit 3-nitropropionic”, loại độc tố này chủ yếu gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương. Chỉ cần ăn phải chưa đến 0,5g chất này đã đủ gây ra hiện tượng ngộ độc ở người.

Khi nào nước mía trở nên độc hại?

Trả lời câu hỏi này, Thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi - nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198 cho rằng, nước mía tối kỵ đối với những người thừa cân, béo phì, đặc biệt người bệnh tiểu đường.

“Bản chất nước mía rất ngọt. Bất kỳ loại thực phẩm, đồ uống nào có chứa đường dù là đường tự nhiên song khi đã đi vào cơ thể đều chuyển thành glucose, chuyển hóa vào máu, làm tăng lượng đường trong máu, không tốt cho cơ thể. Kể cả việc chúng ta ăn nhiều cơm cũng làm tăng lượng đường trong máu huống hồ nước mía – là một loại nước siêu ngọt”, bác sĩ Tường Vi cho hay.

Tương tự, lương y Bùi Hồng Minh cũng cho rằng những đối tượng cần tránh xa nước mía bao gồm người già, trẻ em dưới 4 tuổi và bệnh nhân béo phì, tiểu đường do không thể chuyển hóa lượng đường có trong loại nước này.

Đối với người có thể trạng bình thường, mặc dù uống nước mía khá tốt song nếu uống với số lượng nhiều, triền miên sẽ không tránh khỏi việc tăng cân. Do đó, vị lương y khuyên người dân chỉ nên uống loại nước này với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài.

Theo các chuyên gia, nước mía bản chất không độc hại, không gây phản ứng tiêu cực với cơ thể nếu loại trừ nguy cơ nhiễm khuẩn và những đối tượng có nguy cơ tốt nhất nên tránh xa loại nước này.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link