Chạm mốc 30, cơ thể đối mặt với 1 loạt thay đổi: Điều đầu tiên chị em đã khiến hội chị em "khiếp sợ"

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là 10 thay đổi khó ngờ mà phụ nữ sau tuổi 30 nào cũng đối mặt.

1. Nếp nhăn 

Ở độ tuổi 30, các nếp nhăn đáng sợ sẽ bắt đầu xuất hiện.

Đó là bởi theo thời gian, ánh nắng Mặt trời sẽ khiến cấu trúc da trở nên lỏng lẻo hơn, không còn săn chắc như khi còn trẻ.

Các nguyên bào sợi là những cỗ máy sản sinh collagen trong da. Khi còn trẻ, chúng kết hợp chặt chẽ với collagen kéo căng làn da của bạn, ngăn nó bị xẹp, chùng. Nhưng khi 30, số lượng Collagen trở nên sụt giảm, khiến da nhanh chùng, nhăn.

2. Tăng cân khó kiểm soát

Khi 30 tuổi, hệ trao đổi chất trong cơ thể bạn bắt đầu chậm lại, khiến cân nặng dư thừa trở nên khó kiểm soát và "hô biến" hơn.

Điều này vô tình tạo ra hệ quả là việc bạn ăn uống không điều độ - ăn ít rau xanh, lười vận động sẽ khiến lớp mỡ càng tích tụ nhiều, dày hơn ở dưới da, đặc biệt là phần mông, đùi, bụng...

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, dù bạn có ăn uống kham khổ, tập luyện chăm chỉ thì do sự mất cân bằng hormone nên ước mơ giảm cân nhanh như thời trẻ cũng chỉ là "giấc mơ" xa vời.

3. Cảm xúc lúc cao lúc trầm cảm

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, những người ở độ tuổi 30 và 40 có khả năng trầm cảm cao hơn nhóm tuổi khác tới 15%. Ngoài ra, do sự thay đổi nội tiết tố, hormone cũng khiến tâm trạng của nữ giới trở nên thất thường hơn, đôi khi dễ nổi cáu.

Lý do được đưa ra là sự căng thẳng và kiệt sức giữa công việc - gia đình ở tuổi 30 có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng.

Không phải ai cũng có thể tìm ra các chiến lược giúp mình vững tin đương đầu với những thử thách này, vì thế áp lực cuộc sống đẩy họ vào vòng xoáy cuộc đời, 1 cái vòng luẩn quẩn của sự chán nản, từ đó dễ rơi vào con đường trầm cảm.

4. Rụng tóc

Chúng ta biết rằng, mỗi ngày, phụ nữ có thể rụng tới 50 - 100 sợi tóc, nhưng con số này thậm chí gấp nhiều nhiều lần khi bước vào tuổi 30.

Nguyên do 1 phần là vì 30 đến, mức độ stress trong cuộc sống tăng cao, sự trao đổi chất trong cơ thể kém hơn khiến bạn khó hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng.

Không những thế, sự thiếu hụt sắt, vitamin D cũng có thể gây ra chứng rụng tóc ở nữ giới.

Mà phái đẹp còn phải trải qua thời kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nên bạn cần bổ sung lượng sắt cơ thể - ở mức 18mg/ngày - nhiều hơn phái mạnh 10mg.

5. Kinh nguyệt "lên xuống" thất thường

Do hormone estrogen và progesterone giảm xuống nên chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới cũng có sự thay đổi rõ nét.

Thời gian diễn ra chu kỳ sẽ ngắn hoặc dài hơn, lượng dịch kinh nguyệt ít hơn bình thường 1 chút.

Tiến sĩ Jessica Shepherd thuộc trường ĐH Illinois (Mỹ) cho rằng, phụ nữ có thể sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh - giai đoạn chuyển tiếp trước mãn kinh vào cuối những năm 30 tuổi.

Tuy nhiên, nếu sự thay đổi kinh nguyệt là bất thường lớn thì bạn cần đi khám bác sĩ sớm nhé!

6. Khả năng sinh sản giảm, nội tiết tố thay đổi

Khả năng sinh sản bắt đầu giảm ở độ tuổi 30, đặc biệt là khi bạn qua tuổi 35. Trước 30 tuổi, cơ thể nữ giới có thể đáp ứng khả năng sinh sản 1 cách hoàn hảo nhất, em bé sinh ra cũng thực sự khỏe mạnh. Nhưng sau mốc này, bạn thường hay gặp những rủi ro về sức khỏe, trong đó có sảy thai gia tăng.

7. Loãng xương, khớp cứng

Phần xương của bạn sẽ khỏe mạnh nhất khi bạn bước vào tuổi 20. Tuy nhiên, qua thời gian, xương khớp sẽ có dấu hiệu lão hóa - lúc này khi uốn người, đứng lên ngồi xuống, xương sẽ có xu hướng kêu răng rắc, lục khục giữa các khớp.

Theo các chuyên gia khi 30, nếu cơ thể không hấp thụ được những thực phẩm giàu canxi và không được vận động nhiều, tình trạng loãng xương, khớp cứng là dễ dàng xảy ra.

8. Vị giác kém đi

Vị giác sẽ dần phai nhạt theo tuổi tác. Điều này thậm chí khiến cho nhiều người cảm thấy mất dần hứng thú với việc ăn uống. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi bước sang tuổi 60. Đó là lý do mà người cao tuổi thường ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường và muối. Tình trạng tương tự cũng thường xảy ra với khứu giác.

9. Cơ thể ít cơ hơn

Một trong những tác động rõ rệt nhất của lão hóa là mất đi các cơ. Điều này sẽ dẫn đến việc cơ thể trở nên yếu hơn. Số cơ sẽ giảm theo tỷ lệ khoảng 3–8% mỗi 10 năm sau tuổi 30. Khi bước vào tuổi 60, con số này sẽ càng lớn hơn.

10. Răng giảm độ nhạy

Răng của nhiều người có xu hướng trở nên ít nhạy cảm hơn khi bước sang tuổi 30. Lý do là bởi ngà răng (mô cứng bên trong) giữa lớp men bên ngoài và dây thần kinh trung ương của răng trở nên cứng hơn theo tuổi tác. Thay đổi này làm khiến cho răng mất dần độ nhạy.

Tác giả: Vũ Ngọc