Thực phẩm cho người tiểu đường
Ăn nhiều chất xơ, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 400 gram. Các chất xơ giúp làm giảm đỉnh cao của đường, sau khi ăn kéo dài sự hấp thu đường, có tác dụng giữ nước. Đồng thời cần cung cấp thêm trái cây củ quả tươi sống như táo, lê, đu đủ, bưởi, cam, quýt, chuối, tránh xa các trái cây ngọt như: nho, xoài, nhãn, … vừa bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin, muối khoáng, khoáng chất, …vừa làm giảm quá trình lão hóa, cung cấp lượng đường chậm, giúp cho lượng đường trong máu không quá cao, đồng thời còn kiểm xoát được lượng đường trong máu.
-Hạn chế thức ăn ngọt, chiên xào, nhiều dầu mỡ, các thức ăn nhanh, thức ăn chế biến đóng gói sẵn chứa nhiều chất bảo quản, phương pháp chế biến thức ăn tốt nhất là luộc, nướng, hầm, …
-Những người bị tiểu đường thường có cảm giác thèm ăn nhưng không nên ăn no mà nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ, đặc biệt không được bỏ bữa sáng và ăn ít vào bữa tối.
-Tập thói quen ăn chậm để thức ăn dễ tiêu hóa, tạo cảm giác no hạn chế cảm giác thèm ăn.
-Lượng tinh bột mà cơ thể người bệnh tiểu đường tiêu thụ nên bằng 50%-60% người bình thường vì thế phải hạn chế tinh bột, khoai tây trắng và các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mỳ trắng, ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến không pha trộn phụ gia như gạo lứt, khoai sọ, …
-Hạn chế thịt hộp, patê, xúc xích, ăn các thức ăn ít chứa chất béo có lợi cho sức khỏe như cá (cá mòi, cá chích), thịt gà không da, thịt nạt, lòng trắng trứng gà, các sản phẩm chế biến từ sản phẩm chế biến từ đậu.
-Người bị tiểu đường cần phải giảm lượng cholesteron mỗi ngày chỉ được cung cấp dưới 300mg hạn chế các chất béo bão hòa từ sữa, không dùng mỡ động vật hay dầu ăn qua chế biến nhiều lần nên dùng dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật như bơ, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu mè, …
-Chất ngọt là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh đái tháo đường, tăng thêm các biến chứng nghiêm trọng do vậy nên hạn chế hay loại bỏ hoàn toàn nước ngọt, nước có ga, bánh kẹo ngọt, giảm nước ép trái cây không quá một ly mỗi ngày.
-Không nên dùng các thức ăn có cồn hay các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà, hay thuốc lá, …
-Chế độ ăn cụ thể để giữ cân nặng, hạn chế béo phì vì rất khó kiểm soát được bệnh tình, giữ vững lượng đường trong máu.
-Các thực phẩm hạn chế hay nên loại bỏ như: đường, mía, cà phê, trái cây đóng hộp, mức, chè, mỡ, hủ tiếu, bánh canh, bánh quy ngọt, cơm, mỳ xào thay vào đó là dùng các bánh mặn, đường dành cho người bị tiểu đường, …
Bệnh tiểu đường nên ăn kiêng như thế nào?
-Thực phẩm cấm ăn: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
-Thực phẩm hạn chế ăn: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.
-Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.
Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
Tác giả: Nguyen Thi Thuy Trang