Người bị ung thư nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư khi sử dụng các thực phẩm đều phải chú ý đến khâu chọn lựa, lời khuyên tốt nhất là cần phải chọn nhưng thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị. Không nên cho người bệnh ăn một lần, mà cần phải chia nhỏ thành nhiều bữa với các chất dinh dưỡng khác nhau. Cần cho bệnh nhân ăn vào buổi sáng và buổi trưa sẽ hấp thụ các chất trong cơ thể, hạn chế cho ăn vào buổi tối.
Để có thể đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư thì khẩu phần ăn của người bệnh nên tăng lượng protein so với bình thường, nên sử dụng các thực phẩm như trứng, cá, thịt gà, vịt... Ngoài ra nên uống đủ nước, cần ăn nhiều hoa quả, nhất là đu đủ, dứa, tỏi, rau xanh. Cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ.
Nên sử dụng nhiều các rau thuộc họ cải như cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, củ cải xanh, củ cải, cải xoong, rau xanh collard, và wasabi. Vì trong các chất này có các hợp chất dẫn chuyền có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u ung thư. Có thể sử dụng thêm nghệ trong thực đơn hàng ngày, trong nghệ có Curcumin đã được chứng minh có khả năng làm chậm sự phát triển tế bào ung thư, giảm viêm, làm chậm sự chuyển đổi từ tế bào bình thường thành các tế bào ung thư.
Ưu tiên bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Đạm – Đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng sữa, đậu… Đạm cung cấp đủ các loại axit amin cho cơ thể, bệnh nhân cần ăn đa dang các loại thực phẩm, khẩu phần phải cân đối giữa protein động thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm và cá có lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó không quên bổ sung các nguồn sắt, kẽm từ thị đỏ như heo, tôm, bò, cua,…
Tinh bột – Nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ,…). Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn có chứa đường đơn thường gây nhiều tác hại cho cơ thể đồng thời các chất phụ gia, bảo quản trong thực phẩm chế biến sẵn cũng không tốt cho sức khỏe và là cũng chính là những nhân tố góp phần tăng tỷ lệ ung thư.
Béo (lipid) – Chất béo đặc biệt có giá trị dinh dưỡng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần đảm bảo hàm lượng chất béo nhất định, trong đó hàm lượng axit béo no không được vượt quá mức 50% tổng năng lượng. Nên tìm đến các dạng chất béo lành mạnh có nguồn gốc thực vật, cá.
Tăng cường uống nước – Trong thời gian đều trị, khẩu vị của bệnh nhân thường hay bị thay đổi nên để giảm thiểu cảm giác khó chịu, bệnh nhân nên súc miệng, uống nước trước khi ăn và có thể sử dụng thêm các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh bưởi,… không chỉ giảm cảm giác khó chịu mà còn cung cấp thêm cho cơ thể nhựng loại vitamin cần thiết. Ngoài ra táo bón cũng là một vấn đề thường hay gặp với người bệnh do việc sử dụng thuốc điều trị nên việc tăng cường uống nhiều nước sẽ hệ tiêu hóa nhẹ nhàng hơn cũng như giúp thanh lọc cơ thể giảm thiểu những bất lợi do tác dụng phụ của phương pháp điều trị.
"Nếu vẫn ăn được ngon miệng, chị nên cố gắng giữ được khẩu phần ăn như trước đây. Những kiêng cữ truyền miệng, không có căn cứ khoa học như không được ăn rau muống, thịt bò, thịt heo là không đúng. Các vi chất dinh dưỡng nếu vẫn ăn như bình thường, chế biến đúng cách (không cháy đen, không quá nhiều dầu mỡ) vẫn an toàn cho bệnh nhân ung thư." Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Văn Vũ, Trưởng Khoa Nội I, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM Chia sẻ.