Chỉ cách làm nộm rau muống giòn, thơm ngon khó cưỡng

( PHUNUTODAY ) - Học cách làm nộm rau muống giòn, thơm ngon khó cưỡng - Tham khảo cách làm dưới đây các bạn nhé!

 

Nếu bạn đã quá quen thuộc với những món như rau muống luộc, nấu canh hay xào thì hôm nay hãy thử làm quen với món nộm rau muống khá giản dị mà rất lạ miệng dưới đây nhé:

Nguyên liệu:

- 1 mớ rau muống nhỏ.

- 1 quả chanh, 1-2 quả ớt, 50g vừng trắng.

- Muối, đường, nước lọc.

Cách làm:

Bạn nên chọn rau muống còn tươi, cọng và lá màu xanh thẫm. Bấm thử thấy không quá dai, rau muống không bị già là được. Sau đó nhặt hết lá, rửa sạch rồi để ráo.

Đun sôi một nồi nước trên bếp, cho rau muống vào luộc chín.

Rau chín bạn vớt ra rổ, để nguội. Bạn cũng có thể vớt rau ra tô nước lạnh để rau giòn ngon hơn.

Làm nóng chảo, cho vừng vào rang chín vàng rồi tắt bếp, để nguội.

Vắt 1 quả chanh lấy nước cốt, thêm 2 muỗng canh đường và 3 muỗng canh nước, khuấy tan đường rồi mới nêm 1 muỗng canh gia vị. Nêm nếm lại cho nước trộn nộm có vị chua - mặn - ngọt cân bằng. Ớt bỏ hạt, cắt sợi dài, mảnh.

Lấy rau ra tô, rưới nước trộn nộm rồi rắc vừng, thêm ớt vào trộn đều là món nộm rau muống đã sẵn sàng.

 

Một số lưu ý khi ăn rau muống

Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống.

Những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau này.

Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Ngoài ra, trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.

Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Hơn nữa, chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng.

Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống.

Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...Do đó, bạn nên phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.

Tác giả: Ngọc Lê