Khóc đêm là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, ban ngày trẻ vẫn bình thường nhưng lại khóc vào ban đêm. Dân gian thường gọi là "khóc dạ đề". Trẻ sơ sinh khóc đêm khiến các bà mẹ cảm thấy mệt mỏi đồng thời còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình. Chính vì vậy, từ xa xưa ông cha ta đã có các mẹo chữa trẻ khóc đêm rất lạ mà lại hiệu quả.
Khóc đêm (khóc dạ đề) là gì?
Theo Đông y:
Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, gọi là chứng "Tiểu nhi dạ đề". Mỗi khi đêm đến là trẻ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên; hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, có trường hợp thì trẻ khóc lè nhè suốt đêm.
Theo y học hiện đại
Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.
Thời gian khóc thường kéo dài từ 5 phút đến 30 phút và có thể lặp lại hằng đêm, ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm.
Những mẹo dân gian để chữa chứng khóc đêm của trẻ
Cách 1:
Trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều có thể dùng cỏ ở bờ giếng, hoặc rơm hay cỏ lót ổ gà đẻ ngầm đặt dưới chiếu nằm không để cho người mẹ biết. Đây là cách chữa mẹo giúp trẻ hết khóc đêm.
Cách 2:
Khi trẻ khóc đêm dai dẳng, các mẹ chỉ cần dùng 1 nhúm nhỏ lá trà tươi (chè non), loại lá nhỏ, rửa sạch, nhai nhuyễn, tự tay đặt vào rốn của trẻ, sau đó lấy băng quấn lại.
Cách 3:
Một mẹo hay nữa để chữa chứng khóc đêm ở trẻ đó là dùng 1 cây trúc đùi gà hay còn gọi là Trúc ống điếu, Trúc quan âm, chặt lấy 3 đoạn ngắn đặt lén ở chỗ trẻ ngủ đừng cho ai biết. Trẻ sẽ hết khóc đêm.
Cách 4:
Các mẹ cũng có thể dùng hạt bìm bìm khoảng 4 gram, tán nhỏ, hòa với nước, sau đó bôi vào rốn trẻ, làm như vậy cũng giúp trẻ hết chứng khóc đêm. Các bạn có thể hỏi mua hạt bìm bìm ở các cửa hàng thuốc Đông y.
Cách 5:
Gừng tươi 5g, đường đỏ 15g. Gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái chỉ, cho vào cốc sứ, đổ nước sôi vào hãm khoảng 5 phút, sau đó cho đường đỏ vào quấy đều, chia ra cho trẻ uống trong ngày và trước lúc đi ngủ.
Cách 6:
Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần. Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút rượu, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề.
Cách 7:
Lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, sau đó đắp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.
Nếu các mẹ sử dụng hết những mẹo trên mà không thấy có tiến triển thì hãy sử dụng các phương pháp khác như bổ sung lợi khuẩn L.reuteri đã được nghiên cứu lâm sàng khắc phục đáng kể tình trạng khóc đêm ở trẻ.
Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang