Đố kỵ là một dạng tâm lý tiêu cực phá vỡ các mối quan hệ, làm tổn thương đến tình cảm đẹp giữa bạn bè, không những làm tổn thương người khác, những đứa trẻ đó kỵ cũng làm tổn thương chính bạn thân. Tính đố kỵ không hề xấu nhưng càng để lâu nó sẽ khiến cho trẻ thêm ích kỉ, hẹp hòi, thậm chí là không coi trọng người khác.
Những biểu hiện của những đứa trẻ có tính đố kỵ
Trẻ có tính đố kỵ thường có cảm giác bực bội, không vui vẻ khi có bạn bè hơn mình ở điểm gì đấy. Trẻ hay ích kỉ hay tỏ thái độ không vui trong cuộc sống hằng ngày, bé hay thường xuyên khóc lóc hoặc hung hăng, hay tự làm những hành động để cho người khác tức giận, gây mất đoàn kết.
Những cách giúp trẻ loại bỏ tâm lý đố kỵ
1. Xây dựng một môi trường tốt cho trẻ phát triển
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nảy sinh tâm lý hành vi đó kỵ của trẻ nhỏ. Đó chính là sự ảnh hưởng và tác động qua lại giữa những nhân tố tiêu cực của chính trẻ và nhân tố bên ngoài. Chẳng hạn, trong gia đình mọi người coi thường lẫn nhau, bàn bạc, nói xấu người khác trước mặt trẻ sẽ dần ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Do đó, cha mẹ nên xây dựng một gia đình đoàn kết yêu thương, nhường nhịn lẫn nhau. Đây là cốt lõi để phòng ngừa và sửa đổi lòng đố kỵ ở trẻ.
2. An ủi để khích lệ trẻ
Chắc chắn khi đố kỵ, trong lòng trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu, bực bội. Do đó, nếu cha mẹ muốn khắc phục những tâm lý của trẻ thì nên khích lệ trẻ bằng chính tình cảm. Điều này sẽ tạo cho trẻ nhỏ cảm giác được an ủi, quan tâm từ những người thân trong gia đình.
3. Giúp các trẻ nâng cao khả năng của bản thân
Khi phát hiện con mình không bằng các bạn khác ở một mặt nào đó, cha mẹ không nên trách cứ trẻ hoặc so sánh con với những đứa trẻ khác. Thay vào đó, cha mẹ cần có những hành động giúp đỡ trẻ một cách cụ thể để trẻ nâng cao khả năng ở phương diện này. Những đứa trẻ có khả năng nhất định thường có lòng đố kỵ nhiều hơn. Chúng tự cho rằng mình giỏi nhưng không được chú ý khen ngợi, từ đó nảy sinh lòng đố kỵ với những đứa trẻ được biểu dương. Vì vậy, cha mẹ cần giáo dục cho trẻ về tính khiêm nhường, giúp trẻ hiểu rằng khiêm tốn làm ta tiến bộ, không nên kiêu căng. Phải làm cho trẻ hiểu rằng dù không được khen ngợi nhưng những ưu điểm của trẻ vẫn còn tồn tại, nếu tiếp tục phát huy ưu điểm và học hỏi điểm mạnh của người khác, tài năng của trẻ sẽ vượt trội hơn, được mọi người yêu mến chân thành, bền lâu.
4. Giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân
Muốn trẻ được tự tin hơn thì mỗi cha mẹ phải khẳng định mong muốn ganh đua của con là tích cực. Sau đó, giúp trẻ tự nhận ra hạn chế, điểm yếu của mình và khuyến khích con trẻ nên khiêm tốn để học hỏi bạn bè mình.
Chính cha mẹ cần phải giúp bé tự hoàn thiện bản thân và ngày càng tự tin hơn với khả năng của mình. Bên cạnh đó, cần khắc phục hành vi hạ thấp người khác để đề cao bản thân của mình ở trẻ nhỏ càng sớm càng tốt.