Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc (chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì … ) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét (nhiệt miệng )
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng
Bệnh có nhiều liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, bệnh mang tính chất tự miễn, tức là tự cơ thể hình thành dị nguyên (có một số trường hợp liên quan đến độc tố tồn tại nhiều trong máu, chức năng khử độc của gan kém) rồi cơ thể lại phải tự sinh ra kháng thể để dung giải chất độc đó đi, phản ứng này sinh ra ổ hoại tử, từ đó vỡ ra hình thành nên vết loét, đồng thời vết loét lại thường xuyên bị ướt do nước bọt cộng với dịch thức ăn phức tạp cho nên rất lâu lành.
Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.
Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ (nhiệt miệng) trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.
Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12.
Bất thường miễn dịch.
Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,…
Súc miệng thường xuyên
Cách đơn giản và tiện lợi nhất để chữa nhiệt miệng chính là việc súc miệng thường xuyên với nước muối loãng, thậm chí cả nước nóng hay nước lạnh thông thường đều được. Phương pháp này giữ cho khoang miệng được sạch khuẩn, tránh viêm nhiễm, giảm sưng và chóng lành các vết loét trong môi.
Sử dụng nước củ cải chữa nhiệt miệng
Củ cải có vị cay, tính lạnh nên ngoài tác dụng nấu ăn còn được dùng để làm thuốc chữa nhiệt miệng. Củ cải trắng có chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C.
Rau ngót
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh