Theo Trung y, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào phổi, tỳ vị sẽ giúp tiêu đờm, giải độc, xua tan hàn khí…
Tây y cũng khẳng định gừng có chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như Gingerols, Beta-carotene, Capsaicin, Axit Caffeic, chất Curcumin và Salicylate.
Vậy nhưng, ngay cả khi được ví như loại củ "đại bổ", gừng vẫn là thực phẩm không thể sử dụng tùy tiện.
Không gọt vỏ
Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.
Không ăn nhiều gừng
Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
Ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Không dùng gừng cho người bị trúng nắng
Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn gừng
Mặc dù gừng đôi khi được dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, nhưng ăn quá nhiều lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác, theo Trung tâm Y tế MayoClinic (Mỹ), tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sẩy thai, chảy máu khi mang thai.