Ông Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính sách và Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết, thế giới rất dễ chứng kiến đợt bùng phát mới vào mùa thu và mùa đông. Vài tháng tới sẽ là khoảng thời gian khó khăn.Hàng tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận với vắc xin và ít có cơ hội để loại trừ virus. Khi các nước quyết tâm đẩy mạnh việc mở cửa kinh tế, con người sẽ phải đối diện với các ổ dịch lớn trong lớp học, trên các phương tiện công cộng, nơi làm việc.
Ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng tăng nhanh, vẫn sẽ có những nhóm người thuộc diện dễ bị tổn thương trước virus như trẻ sơ sinh, người không muốn tiêm hoặc không thể tiêm vắc xin, người đã tiêm vắc xin nhưng vẫn bị nhiễm bệnh do suy giảm lớp bảo vệ.
Ông Osterholm cho biết, một vài năm tới sẽ là chu kỳ lên xuống của dịch bệnh gắn với thời gian cần thiết để tăng độ che phủ toàn diện của vắc xin. Thắc thức nằm ở chỗ, dịch bệnh sẽ ở các mức đỉnh nào và đáy nào; quãng thời gian tạo định rồi xuống đáy và ngược lại sẽ là bao lâu.
Tiêm chủng có thể giảm nguy cơ tử vong, trở nặng. Tuy nhiên, việc bùng phát lây nhiễm có nghĩa là virus sẽ tấn công vào nhóm người trẻ, người chưa được tiêm vắc xin và làm gia tăng số lượng các ca bệnh nặng ở nhóm đối tượng này. Khi virus lây lan vượt tầm kiểm soát ở nhiều khu vực trên thế giới, một biến thể mới của virus có thể sẽ xuất hiện.
Chuyên gia Lone Simonsen cho biết, biến chủng mới không hẳn lúc nào cũng nguy hiểm hơn biến chủng cũ nhưng đại dịch có thể sẽ nghiêm trọng hơn, chết chóc hơn trong giai đoạn lây lan, bùng phát, khi virus tìm cách thích ứng và xâm nhập vật chủ mới. Vị chuyên gia này khẳng định, tiêm chủng là chìa khòa then chốt để kiểm soát dịch. Nếu không có tiêm chủng, con người sẽ dễ bị tổn thương bởi virus sẽ lây lan trộng và tấn công ngay trong mùa thu và mùa đông này.
Joshua Epstein, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học New York cho rằng việc xóa sổ virus gần như là không thể. Ông cho rằng, virus chỉ thoái lui về với quần thể động vật hoặc đột biến ở mức thấp chứ không hoàn toàn biến mất.
Hầu hết các đại dịch trong quá khứ vẫn còn tới ngày nay. Chẳng hạn như virus gây đại dịch cúm năm 1918, khiến ít nhất 50 triệu người chết. Cuối cùng, chúng biến thành các biến thể ít gây gại hơn và "hậu duệ" của nó trở thành các chủng cúm theo mùa. Giống như đại dịch cúm 1918, virus nCoV sẽ tiếp tục biến đổi và hệ miễn dịch của con người cuối cùng cũng thích nghi với virus mà không cần tiêm vắc xin. Tuy nhiên, trước khi đạt được điều đó, nhiều người sẽ nhiễm bệnh và không thể qua khỏi. Omer nói đây không phải giải pháp được kỳ vọng.
Những loại vắc xin Covid-19 có hiệu quả và an toàn cao có nghĩa là việc tiêm chủng đủ lượng người có thể giúp chấm dứt đại dịch nhanh hơn và giảm tỷ lệ tử vong so với việc chờ đợi đạt được miễn dịch tự nhiên.
Jagpreet Chhatwal, nhà khoa học tại Viện Đánh giá Công nghệ thuộc bệnh viện đa khoa Massachusetts nói rằng: "Nếu chúng ta có thể giảm tỷ lệ tử vong xuống một mức độ nào đó và nối lại cuộc sống bình thường, mọi người có thể nói đại dịch đã chấm dứt"
Tác giả: Thanh Huyền
-
Phát hiện 135 trường hợp F0 ở TP.HCM lưu thông trên đường
-
Chùm ca bệnh ở Long Biên phức tạp, TPHCM đề xuất cấp "thẻ xanh Covid" cho người tiêm 1 mũi vắc xin
-
5 ngành học có điểm chuẩn cao nhất mùa tuyển sinh 2021: Y, Dược, Bách khoa 'không có cửa' so
-
Hà Nội thêm 15 ca mắc mới, trong đó có 1 cụ bà ở nhà thường xuyên cũng nhiễm bệnh
-
Tìm thấy bé gái 1 tuổi bị bắt cóc và giấu trong hang tối 3 ngày: Thủ phạm khai gì với cảnh sát?