Người dân từ vùng dịch về quê có phải cách ly tập trung không?
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch COVID-19.
Cụ thể, đối với những người đến/về từ các khu vực có dịch COVID-19 (được cập nhật thường xuyên trên website của Bộ Y tế tại địa chỉ: https://moh.gov.vn/dia-diem-cach-ly
Những người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày đến/về địa phương, luôn thực hiện thông điệp 5K và thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu và ngày thứ 7.
Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định.
Những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo; thực hiện xét nghiệm 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 trong thời gian cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2 thì xử lý theo quy định.
Các trường hợp từ các tỉnh, thành phố, địa bàn khác đi qua khu vực có dịch nhưng không dừng, đỗ thì không phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế.
Đối với những người về từ các tỉnh, thành phố, khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội ttheo chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu người dân không di chuyển từ tỉnh, thành phố nơi cư trú đến địa phương khác cho đến khi hết thời gian giãn cách theo công điện số 1063/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Các trường hợp đặc biệt được chính quyền địa phương cho phép di chuyển đến địa phương khác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định .
Những người tham gia các đoàn công tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại các tỉnh, thành phố, khu vực có dịch hoặc đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (trừ những người tiếp xúc gần với F1 hoặc F2), nếu thành viên đoàn công tác từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày.
Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác, ..., những người này báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử lý theo quy định.
Những người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, tự theo dõi sức khoẻ trong 7 ngày; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 2 lần vào ngày đầu và ngày thứ 7 kể từ ngày đến/về địa phương.
Luôn thực hiện thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập và không đến nơi tập trung đông người.
Những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19, thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 3 ngày kể từ ngày đến/về địa phương theo quy định tại quyết định số 879/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe cho đến hết 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương, luôn thực hiện thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập và không đến nơi tập trung đông người;
Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 2 lần vào ngày đầu và ngày thứ 3 kể từ ngày cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định.
Đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực có dịch: Không phải thực hiện cách ly y tế khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 898/BYT-MT ngày 7/2/2021 về việc hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa và công văn số 4351/BYT-MT ngày 28/5/2021 về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa.
Đối với người đã tiêm chủng vaccnie phòng COVID-19 hoặc khỏi bệnh COVID-19 tại nước ngoài, việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
Người ở vùng xanh của Hà Nội có được đi các tỉnh khác?
Đặc biệt, có 1 số địa phương có yêu cầu cụ thể đối với người dân từ vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng ở Hà Nội trở về. Ví dụ, theo hướng dẫn của Sở Y tế Thái Bình, tỉnh này không tiếp nhận công dân sinh sống tại vùng đỏ ở Hà Nội về địa phương. Người sống tại các vùng cam, vàng và xanh ở Hà Nội được phép về Thái Bình nhưng phải tuân thủ quy định phòng chống dịch của địa phương.
Cụ thể, người về từ vùng cam cách ly tập trung theo quy định. Người về từ vùng vàng sẽ thực hiện cách ly tại nhà trong 14 ngày theo quy định. Còn công dân sinh sống tại vùng xanh ở Hà Nội khi về Thái Bình chỉ cần khai báo y tế và theo dõi sức khỏe tại nhà.
Trước khi di chuyển, người dân cần chuẩn bị giấy tờ xác nhận nơi đang cư trú ở Hà Nội và phiếu test Covid-19 cho kết quả âm tính.
Tại một số địa phương khác như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... cơ quan chức năng địa phương cũng có yêu cầu tương tự đối với người về từ Hà Nội.
Theo phân loại của UBND TP Hà Nội tại văn bản mới ban hành ngày 15/9, quận Thanh Xuân là địa phương duy nhất nguy cơ rất cao (vùng đỏ). Nguy cơ cao có 2 quận là Hoàng Mai và Đống Đa (vùng cam).
Quận, huyện trong khu vực nguy cơ (vùng vàng) là Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng. 18 quận, huyện, thị xã còn lại, trong đó có quận Nam Từ Liêm ở vùng xanh.