9 dấu hiệu F0 đang cách ly ở nhà cần nhập viện càng sớm càng tốt, không được chần chừ

( PHUNUTODAY ) - Hiện nay, trường hợp F0 tự cách ly điều trị tại nhà vẫn rất nhiều. Tuy nhiên, bản thân người bệnh và gia đình cần đặc biệt chú ý. Nếu thấy có 9 dấu hiệu sau, phải lập tức liên hệ ngay với cơ sở y tế.

F0 điều trị tại nhà, nếu thấy có 9 dấu hiệu này phải đi viện ngay lập tức

‘Sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của trạm y tế lưu động’ do Bộ Y tế ban hành chỉ ra rằng việc theo dõi sức khỏe F0 hàng ngày rất quan trọng. Điều này nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp trở nặng để có thể xử trí và chuyển tới bệnh viện điều trị kịp thời.

Theo đó, F0 điều trị tại nhà nên tự theo dõi sức khỏe bản thân bằng cách điền đầy đủ thông tin vào bảng theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày. Đồng thời, theo dõi tình trạng bản thân sát sao

Bộ Y tế cũng liệt kê ra các dấu hiệu trở nặng của F0. Khi có những biểu hiện này cần đượcchuyển tới bệnh viện ngay. Những dấu hiệu này gồm:

8

+ Khó thở, hụt hơi, hoặc trẻ có dấu hiệu bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít.

+ Nhịp thở tăng lên: Ở người lớn là ≥ 21 lần/phút, với trẻ em từ 1 – 5 tuổi là ≥ 40 lần/phút, trẻ từ 5 – 12 tuổi là ≥ 30 lần/phút.

Khi đếm nhip thở của trẻ em, gia đình nên lưu ý là đếm đủ trong 1 phút khi trẻ nằm yên, không khóc.

+ Chỉ số SpO2 ≤ 95%. Khi phát hiện bất thường, bạn đo lại lần 2 sau 30 giây – 1 phút. Khi đo cần yêu cầu giữ yên vị trí đo. Nếu có sơn móng tay thì nên tẩy trước khi đo.

+ Bị đau tức ngực thường xuyên, có cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

+ F0 bị thay đổi ý thức như lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, mệt mỏi, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

+ Môi, đầu móng tay tím tái, móng tay, chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

+ Không thể uống, trẻ bú kém, giảm ăn, nôn.

+ F0 là trẻ em thì có biểu hiện sốt cao, đỏ mắt, đỏ môi, đỏ lưỡi, ngón tay ngón chân sưng phủ nổi ban đỏ, có nốt hoặc màng xuất huyết.

+ Bất kể tình trạng nào F0 thấy lo lắng, bất ổn gia đình cũng cần lưu ý để liên hệ với y tế ngay.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, việc theo dõi F0 có thể do F0, thành viên gia đình, trạm y tế cấp xã hoặc trạm y tế lưu động hoặc tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng đảm nhiệm.

F0 điều trị tại nhà mà đột nhiên trở nặng thì cần làm gì trong lúc chờ y tế tới?

Theo Ths. BS Trần Thị Hoa Vi (Trường ĐH Y khoa Phạm ngọc Thạch), F0 thường trở nặng vào ngày thứ 5 – ngày thứ 10. Bệnh trở nặng do chính phản ứng miễn dịch của cơ thể, giới chuyên môn gọi là cơn bão cytokine.

6

Theo BS. Vi, nếu trong nhà có người dương tính và trở nặng, bạn cần gọi y tế ngay. Trong lúc chờ nhân viên y tế tới hãy hướng dẫn cho F0 tập thở.

F0 nên tập thở bằng cách hít sâu nhẹ nhàng từ từ rồi thở ra bằng miệng từ từ. Khi tập thở, F0 nên tập trung, chỉ nghĩ tới việc hít vào và thở ra chứ không nghĩ tới việc khác. Nên tập liên tục trong 15 phút/lần.

F0 có thể tập thở ở nhiều tư thế như nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp.

Việc tập thở ở nhiều tư thế giúp bệnh nhân bất xứng thông khí tưới máu giữa các vùng phế nang. Do đó, khi tập thở ở nhiều tư thế sẽ giúp cải thiện vấn đề này. Nhờ đó, việc thông khí của bệnh nhân tốt hơn, có thể làm giảm tổn thương các phế nang nhiều hơn. F0 cũng nên duy trì tập thở liên tục trong thời gian mắc bệnh.

Đây là toàn bộ thông tin mà các chuyên gia đã chia sẻ trên báo chí, mọi người nên lưu ý. Bởi, với biến chủng Delta, F0 có thể trở nặng rất nhanh. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link