Hiện nay, các giao dịch tiền mặt ngày càng trở nên ít dần bởi sự tiện lợi của thẻ ATM cũng như thói quen sử dụng các app của ngân hàng. Không ít người băn khoăn liệu có được cho người khác sử dụng thẻ ATM của mình?
Có được cho người khác sử dụng thẻ ATM của mình?
Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, có quy định:
“1. Chủ tài khoản thanh toán có các quyền sau:
a) Sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản thanh toán được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (nơi mở tài khoản) tạo điều kiện để sử dụng tài khoản thanh toán của mình thuận tiện và an toàn;
b) Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng;
c) Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
d) Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về các giao dịch thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
đ) Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán khi cần thiết; được gửi thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với quy định của pháp luật hiện hành.”.
Căn cứ theo quy định trên, chủ thẻ có thể ủy quyền cho người khác để sử dụng thẻ ATM của mình. Tuy nhiên, việc ủy quyền phải được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2014/TT-NHNN:
- Trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản thanh toán, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) được ủy quyền cho người khác.
- Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức mở tài khoản.
- Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
Cho người khác mượn thẻ ATM sau đó người mượn có hành vi lừa đảo thì chủ thẻ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ?
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội đồng phạm như sau:
“Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”
Như vậy theo quy định trên thì trách nhiệm đồng phạm được đặt ra khi mà người cho mượn thẻ biết hành vi của người mượn thẻ là lừa đảo và cùng với đó là có hành vi cho mượn thẻ ATM để người lừa đảo thực hiện hành vi lừa đảo thì vấn đề hình sự mới được đặt ra với người cho mượn thẻ ATM.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Từ nay trở đi: Một người có thể làm tối đa bao nhiêu thẻ ATM?
-
Rút tiền ở cây ATM bị nuốt thẻ phải làm gì để lấy lại nhanh, không mất công chờ mở khoá?
-
3 cách rút tiền mặt không cần có thẻ ATM: Nắm lấy để dùng khi cần thiết
-
Kể từ 2023 trở đi: 3 cách rút tiền không cần thẻ ATM, ai không biết quá phí
-
Quên mật khẩu thẻ ATM có rút được tiền không? Ấn nút này là lấy lại nhanh chóng