Từ nay trở đi: Một người có thể làm tối đa bao nhiêu thẻ ATM?

( PHUNUTODAY ) - Một người có thể làm tối đa bao nhiêu thẻ ngân hàng, hãy cùng tìm hiểu.

Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là công cụ được ngân hàng phát hành theo chuẩn ISO 7810, với thiết kế hình chữ nhật tiêu chuẩn, có chiều dài: 85.60mm x chiều rộng: 53.98mm. Trên thẻ sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin gồm có:

Tên , logo ngân hàng phát hành.

Tên chủ thẻ (trong một số trường hợp tên chủ thẻ quá dài thì sẽ được viết tắt họ hoặc tên lót).

Số thẻ ATM.

Tổ chức liên kết phát hành thẻ như Napas, Visa, Mastercard,…

Thời gian phát hành và hết hạn của thẻ.

Băng từ (thẻ từ) hoặc chip (thẻ chip).

Băng giấy để chủ thẻ ký tên.

Thẻ thường dùng để thực hiện giao dịch tự động tự các máy ATM (viết tắt của Automated Teller Machine hay Automatic Teller Machine) gồm có rút tiền, chuyển khoản, kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn,…

ngan-hang

Một người có thể làm tối đa bao nhiêu thẻ ATM?

Tại nhiều ngân hàng hiện nay, mỗi khách hàng với 1 CCCD/CMND có thể mở 2 - 4 thẻ ATM (thẻ ghi nợ/thẻ thanh toán) trên cùng một tài khoản thanh toán.

Tuy nhiên, quy định về số tài khoản được mở trong cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng lại có sự khác biệt.

Trong cùng 1 ngân hàng

Trong cùng 1 ngân hàng, 1 CMND/CCCD có thể mở được 2 hoặc nhiều tài khoản thanh toán, nhưng phải tuân thủ các điều kiện quy định cơ bản như khách hàng đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đủ điều kiện mở tài khoản theo quy định pháp luật và đủ các loại giấy tờ theo quy định của ngân hàng.

Khác ngân hàng

Mỗi ngân hàng sẽ cho phép người dùng mở 1 thẻ ATM cùng loại. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể sở hữu nhiều thẻ ATM từ các ngân hàng khác nhau với 1 CMND/CCCD. Khách hàng có thể lựa chọn ngân hàng mong muốn sử dụng dịch vụ thẻ ATM và đăng ký một thẻ tại đó.

ngan-hang1

1 CMND/CCCD mở nhiều tài khoản có sao không?

Việc mở nhiều tài khoản cùng một CMND/CCCD không ảnh hưởng tới quy định pháp luật. Tuy nhiên, khách hàng nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mở thêm tài khoản. Chỉ nên mở thêm tài khoản trong các trường hợp sau:

- Có nhiều nhu cầu/mục đích sử dụng khác nhau: Cần phân chia các khoản thu chi riêng biệt như nhận lương, đóng học phí, thanh toán hóa đơn hàng tháng hoặc quản lý tài chính cá nhân khác

.- Tận dụng ưu đãi của các tài khoản ngân hàng: Các ngân hàng thường cung cấp ưu đãi riêng cho từng loại tài khoản. Do đó, mở thêm tài khoản có thể giúp người dùng tận dụng các chương trình khuyến mãi, lãi suất ưu đãi hay các dịch vụ đặc biệt.

- Tận dụng ưu đãi của các đơn vị mua sắm: Một số tài khoản ngân hàng liên kết với các đơn vị mua sắm, ứng dụng thanh toán điện tử... Việc mở thêm tài khoản có thể giúp khách hàng tận dụng các ưu đãi, giảm giá hay tích lũy điểm thưởng từ việc sử dụng các đối tác liên kết này.

Những hạn chế khi mở nhiều tài khoản

Việc sử dụng 1 CMND/CCCD để mở nhiều tài khoản ngân hàng cũng có một số hạn chế như:

- Rủi ro bảo mật: Nếu người dùng làm lộ thông tin cá nhân sẽ dẫn đến nguy cơ bị lộ thông tin các tài khoản ngân hàng. Các tài khoản bị lộ sẽ trở thành mục tiêu cho hoạt động gian lận và lừa đảo.

- Khó khăn khi quản lý: Việc sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng sẽ khiến người dùng khó kiểm soát các nguồn tiền thu chi.

- Trả thêm chi phí: Mở nhiều tài khoản cũng đồng nghĩa với việc phải chịu một số phí duy trì và lãi suất (nếu có) từ các tài khoản đó.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link