Tháng 10 hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động chiến dịch “Dải lụa hồng” phòng chống ung thư vú. Theo chuyên gia Bệnh viện Ung thư St. Stamford Hiện đại Quảng Châu, 96% ung thư vú giai đoạn sớm có thể chữa trị khỏi hoàn toàn.
Cô gái mới 19 tuổi đã mắc ung thư vú bởi thói quen quá phổ biến vì nhiều người mắc nhưng không ngờ
Gần đây, cô gái 19 tuổi tên là Vương Hiểu (người Trung Quốc) trong một lần kiểm tra thể chất tại trường học theo lịch khám sức khỏe định kỳ với kết quả khiến ai cũng giật mình.
Cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú khiến mọi người vô cùng hoang mang vì tuổi trẻ như vậy bị ung thư quả thật khó có thể chấp nhận nổi.
Sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng, bác sĩ cho cô biết rằng, thật may mắn là cô mới chỉ bị ung thư ở giai đoạn đầu, xuất hiện biểu mô tại chỗ, chưa di căn, nếu điều trị kịp thời thì có thể tránh được những rủi ro lớn hơn.
Các bác sĩ cho biết, Vương Hiểu có thể phẫu thuật để bảo tồn vú mặc dù phải chờ đợi kết quả bệnh lý, nếu nó là ung thư vú xâm lấn, cô sẽ phải chấp nhận điều trị thuốc lâu dài và hóa trị, và có thể phải đối mặt với vấn đề về sinh sản.
Điều mà mọi người băn khoăn, rằng tại sao một cô gái trẻ như vậy, khỏe mạnh nhanh nhẹn, mà lại có thể mắc bệnh ung thư?
Theo bác sĩ trực tiếp điều trị cho Vương Hiểu, một sự thật không phải ai cũng có thể tin được, đó là lối sống thiếu điều độ và khoa học của lớp trẻ, đặc biệt ở đây là việc thức khuya dùng điện thoại.
Theo mô tả mẹ Vương Hiểu, con gái bà có thói quen thường xuyên thức khuya và sử dụng điện thoại trên giường ngủ, đa phần cô toàn thức khuya dậy muộn, thậm chí còn thức thâu đêm.
Vương Hiểu bị mẹ cho rằng có thể cô bị nghiện điện thoại, kể cả khi nằm viện điều trị phẫu thuật ung thư, cô vẫn hỏi bác sĩ, liệu có thể sử dụng điện thoại để bớt buồn chán hay không.
Dùng điện thoại thâu đêm như vậy có phải là nguyên nhân khiến Vương Hiểu bị ung thư hay không?
Vậy, liệu có thể xem việc dùng điện thoại thâu đêm như vậy có phải là nguyên nhân khiến Vương Hiểu bị ung thư hay không?
Theo các bác sĩ phân tích, đầu tiên, việc thức khuya sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể, dẫn đến rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư vú.
Thức khuya
Thức khuya cũng dẫn giảm chức năng miễn dịch. Ngay cả sau khi đã thức khuya, nếu đi ngủ cũng không thể đạt được chất lượng giấc ngủ tốt như khi bạn đi ngủ sớm.
Các nhà khoa học đã yêu cầu phụ nữ tham gia nghiên cứu làm một bảng khảo sát chi tiết liên quan đến thói quen làm việc, sử dụng thuốc ngừa thai, việc dùng HRT (liệu pháp trị liệu nội tiết tố), thói quen tắm nắng...
Kết quả thống kê sau đó cho thấy những người thường xuyên làm ca đêm có tỷ lệ mắc ung vú cao hơn 40% so với người bình thường. Người làm ca đêm từ 3 lần trong tuần trở lên và liên tục 6 tháng có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi. Báo cáo cũng ghi nhận phụ nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ có tính chất khẩn cấp thì nguy cơ ung thư vú cao gấp đôi bình thường.
Thức đêm gây hại tới cơ thể mức nào?
1.Giảm trí nhớ.
2.Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.
3.Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.
4.Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi).
5.Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.
6.Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.
Dấu hiệu ung thư vú
Ngứa ở ngực
Triệu chứng này, chủ yếu liên quan tới ung thư vú dạng viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú dạng viêm bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay da sần sùi. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.
1. Đau lưng, vai, gáy
Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống.
2. Thay đổi hình dạng và kích thước vú
Theo Webmd, nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, chảy xuống thấp hơn, có hình dạng khác thường. Đây là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở phụ nữ có mô vú dày đặc. Nó cũng khiến việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn, nên nếu bạn có mô vú dày, hãy cảnh giác với những dấu hiệu này.
3, Sự thay đổi ở núm vú
Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, bạn có thể cảm nhận được những thay đổi nhất định như núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Đây chính là thần dược giúp ngừa ung thư hiệu quả nhất mà nhà nào cũng thờ ơ
-
Khi thức giấc buổi sáng có dấu hiệu này hãy đi khám ung thư ngay lập tức kẻo giai đoạn cuối
-
Thần dược chống ung thư lại giúp bạn cả đời không mắc bệnh tim mạch, trẻ lâu hơn bất cứ ai
-
Bạn có biết rằng cho thực phẩm vào túi ni lông rồi nhét tủ lạnh là đang "gi.ết dần" cả nhà
-
Nhìn thấy chỗ này mà có biểu hiện dưới đây hãy đi khám ngay lập tức kẻo hối thì muộn