Cây Sung Bonsai là gì?
Cây sung bonsai thuộc loại thân cây gỗ, họ nhà Dâu tằm, thường mọc hoang ven bờ ao, sông suối và được trồng tại các vườn cây gia đình. Thông thường, cây sung bonsai cao khoảng từ 20-30m với đường kính trung bình khoảng 60-90cm.
Bên cạnh đó, vỏ cây sung bonsai cũng nhẵn và có màu nâu xám. Lá cây thì có dạng hình mũi mác hoặc hình quả trứng, có chiều dài khoảng từ 5-10cm và có lông tơ. Quả sung thường mọc thành chùm, hình tròn, màu xanh hoặc màu cam.
Các loại cây sung bonsai thường gặp:
Cây sung bonsai ta
Loại cây này được trồng phổ biến ở nước ta vì khá phù hợp với khí hậu và đất đai nên được trồng nhiều làm cây cảnh rất đẹp.
Cây sung Mỹ
Loại sung này có chiều cao thấp hơn với sung ta, chỉ cao khoảng 6m, cây được trồng để lấy quả. Quả cây sung mỹ này không mọc thành chùm mà mọc dài theo thân cây và theo y học thì quả này có hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Ý nghĩa phong thủy của cây Sung Bonsai
cây sung bonsai mang nhiều ý nghĩa trong tâm linh và trong cuộc sống của chúng ta. Chữ “sung” trong “sung túc” mang ý nghĩa của sự trọn vẹn, đầy đủ, đem nhiều tài lộc đến cho gia chủ.
Chính vì vậy, trong những dịp lễ tết người ta thường trồng cây sung bonsai hoặc chậu sung hoặc bày trí quả sung trong mâm ngũ quả. Ngoài ra, người ta còn trồng cây sung bonsai cùng với các cây khác trong bộ Tứ Linh hoặc Tam Đa để gia tăng phong thủy cho gia đình.
Mặc dù có nhiều ý nghĩa trong phong thủy nhưng không phải ai cũng có thể trồng được cây này để làm cảnh. Theo phong thủy nhiều người truyền lại thì cây này chỉ phù hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Cây sung bonsai sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn và thành công, gia đình luôn sum vầy và hạnh phúc.
Có nên trồng cây Sung Bonsai trước cổng nhà không?
Không nên trồng cây sung bonsai ngay tại cổng hay cửa chính bởi vì cây sẽ ngăn cản những luồng khí lưu thông vào nhà gây ảnh hưởng đến tiền tài và sự may mắn của gia đình. Nếu như bạn muốn trồng cây sung bonsai trước nhà thì nên trồng chúng lệch về bên trái hoặc bên phải của cổng hoặc cửa chính.
Kỹ thuật trồng cây sung cảnh
Để cây sung sinh trưởng và phát triển như ý muốn thì trước khi thực hiện kỹ thuật trồng cây sung cảnh phải đặc biệt chú ý tới khâu chọn giống. Cần chọn cây con có chiều cao từ 15-20 cm để trồng. Trước khi đánh bứng cây con trồng sang chậu nếu có lá non cần cắt bỏ những lá này. Sau đó lấp đất đến cổ rễ của cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần cho cây. Để cho cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9-10 hàng năm.
Cách chăm sóc cây sung cảnh
Sung cảnh là cây háo nước. Do đó, cần cung cấp 1 lượng nước đủ lớn cho Sung. Nếu 1 cây sung bị khô hạn, phần thân và cành sẽ xuất hiện các vảy bao bọc để làm tăng sức chịu đựng sự khô hạn của cây. Chúng ta không cần quá lo lắng về việc đất úng. Bởi Sung sở hữu bộ rễ chắc khỏe, ăn sâu và chịu được úng. Đó là lý do mà loài cây này rất thích phát triển ở khu vực nhiều nước như gần bờ ao hoặc ở các hòn non bộ.
Sung là loại cây ưa sáng, nên đặt cây ở khu vực có ánh sáng tốt, tránh ánh nắng quá gay gắt. Bởi nắng gắt sẽ khiến cây phát triển chậm, còn nếu nơi có ánh sáng thấp như dưới tán cây thì lá cây sẽ mỏng, ít phân cành và các cành thì sẽ ra nhánh dài, trông mất thẩm mỹ.
Các nghệ nhân làm vườn có 1 kỹ thuật rất hay dùng để khống chế lá sung nhỏ lại. Đó là họ sẽ dùng kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, chỉ để lại phần cuống. Vài ngày sau, cuống lá sẽ rụng hết, lúc đó ngưng tưới nước. Độ khoảng 1 tuần sau, lá mới sẽ nhú ra. Lúc này tuyệt đối tránh nước. Lá non khi thiếu nước sẽ nhỏ và đanh lại. Đến lúc toàn bộ lá trên cây đã già, có màu xanh thẫm mới bắt đầu chăm bón tưới nước bình thường. Bằng cách này họ “buộc” những chiếc lá này sẽ cứng, già đều và nhỏ lại. Đảm bảo tạo được cái hồn cho cây sung bonsai.
Cách kích thích cho sung ra trái
Có thể kích thích cây sung ra quả bằng cách ngừng tưới nước 15, 20 ngày, vặt bỏ lá. Sau khi cây ra được một đợt lá mới, tiếp tục chăm sóc, cây sẽ ra nụ hoa và ra quả, thời gian làm từ tháng 6 tới tháng 8 thì sung sẽ cho trái vào cuối năm
Kích cây ra quả bằng cách dùng dao, khía vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra, như vậy cây sẽ mau cho ra quả hơn. Nếu cây trồng trong chậu, nên thay sang chậu to hơn, bổ sung phân vi sinh, ngưng tưới nước, sau 2, 3 tháng cây sẽ ra lá và quả mới.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Thầy tướng nói: "Tướng ăn quan trọng hơn tướng mặt, từ cách ăn nhìn rõ bản chất của một con người"
-
Vì sao hoa hướng dương đẹp ý nghĩa hay nhưng không nên trồng trong nhà?
-
Thầy phong thủy tiết lộ: "3 chậu cây cảnh chứ đầy 'năng lượng dương', hút tài lộc, của nả vào nhà"
-
Thầy phong thủy nhắc: "Quanh nhà xuất hiện 3 điều này, gia đình đón nhiều may mắn, tài lộc như nước"
-
Sữa chua hết hạn đừng vội vứt: 5 công dụng tuyệt vời ai cũng cần, không biết quá phí