Có nên trồng cây ngũ sắc trâm ổi trong nhà? Đại kỵ phải nhớ kẻo trồng xong lại mệt người

( PHUNUTODAY ) - Cây hoa ngũ sắc là loại cây dại nhưng ngày nay đã được "thuần hóa" thành cây cảnh ở nhiều công viên, khu công cộng vì màu sắc sinh động. Vậy có nên trồng cây này ở trong nhà?

Cây hoa ngũ sắc hay còn gọi là cây thơm ổi, trâm ổi. Chúng thuộc họ cỏ roi ngựa, xuất xứ từ Trung Mỹ và bây giờ lan ra nhiều quốc gia. Hoa ngũ sắc phát triển mạnh nên khi trồng nhanh lan thành bụi thành vạt. Hoa ngũ sắc được trồng nhiều tại công viên, khu công cộng vì chúng dễ sống và hoa thành chùm nhiều hoa nhiều màu sắc.

Hoa ngũ sắc có lá hình trái tim,mùi thơm hăng hắc, hoa nở thành chùm nhiều màu sắc thu hút chim bướm, ong tạo nên màu sắc lạ mắt và sinh động tươi tắn cho không gian. Mỗi bông hoa ngũ sắc gồm 4 cánh tạo thành một hình tròn lõm ở giữa, màu sắc hoa đa dạng từ vàng, cam, trắng, tím đến đỏ, cũng vì vậy mà hoa được đặt với tên gọi hoa ngũ sắc. Cây trâm ổi này có thể nở hoa quanh năm nếu không gặp sương giá, cây rất sai hoa nên dường như lúc nào cũng tươi tắn. Qủa trâm ổi có mùi thơm như quả ổi, màu xanh mềm, già có màu đen, hạt cứng và hơi xù xì.

Ý nghĩa của hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc màu sắc tươi tắn sức sống mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thế nên ngũ sắc biểu trưng cho ý chí kiên cường, mạnh mẽ. Cây ngũ sắc thể hiện cho sự cần cù chăm chỉ. Ngũ sắc cũng là loại cây thể hiện sự hài hòa, cân bằng trong cuộc sống. Đó là một ý nghĩa tốt trong phong thủy. Bởi theo ngũ hành âm dương thì quan trọng nhất trong tương sinh tương khắc là tạo ra thế cân bằng. Hoa ngũ sắc thể hiện sự trân trọng cuộc sống, hướng về phía trước, tiến tới tương lai tốt đẹp. 

Có nên trồng ngũ sắc trong nhà?

Ngũ sắc là cây ưa nắng, càng nhiều nắng càng nhiều hoa. Hiện nay nhiều người tạo thế bon sai cho hoa ngũ sắc với nhiều dáng đẹp lạ mắt. 

Với đặc tính ưa nắng, cây không nở hoa khi sống trong bóng râm. Do đó loại cây này có thể trồng trong khuôn viên nhà, nhưng nên chọn là ban công nhiều nắng, sân vườn nhiều nắng. 

Hơn nữa ngũ sắc là loại cỏ dại phát triển nhanh và lan mạnh, do đó bạn cần xác định cách trồng. Nếu trồng cây son sai thì nên cắt tỉa thường xuyên. Nếu trồng cây trong chậu thì không sợ cây lan rộng. Nhưng nếu trồng cây ở đất thì chúng có thể lan rất nhanh, mất công dọn dẹp cắt tỉa. Vì thế nếu trồng thành bụi ở đất, bạn cần xác định khu vực riêng cho chúng và xác định nếu không muốn chúng lan quá nhanh thì phải mất công cắt tỉa thường xuyên.

Do đó việc trồng cây ngũ sắc ở vị trí nào bạn đã có thể chọn sao cho phù hợp với gia đình mình. Bạn cũng nên tính toán chọn trồng dạng chậu nhỏ, chậu bonsai hay chậu treo cho phù hợp với vị trí nhà mình.

Lưu ý khi đặt cây ngũ sắc trong khu vực nhà

Ngũ sắc là cây bụi không vươn cao. Do đó trong tổng thể khuôn viên nhà nên trồng cây ở phía phải. Còn những cây cảnh cao lớn hơn như lựu, ngọc lan, cây lộc vừng... ở phía bên trái. Điều đó để thấy thế bên phải thấp hơn thế cây bên trái để đảm bảo phong thủy Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ bên Bạch Hổ thấp hơn bên Thanh Long.

Tránh trồng ngũ sắc ở nơi không có nắng thì cây sẽ không ra hoa sẽ không có ý nghĩa trang trí cũng như phong thủy.

Cách chăm sóc hoa ngũ sắc

Ánh sáng: Đây là cây ưa sáng mạnh nên ngũ sắc cần nhất là trồng ở nơi nhiều sáng. Số giờ nắng tối thiểu trong ngày từ 6 tiếng trở lên. Cây sinh trưởng tốt khi nhiệt độ từ 12 độ C, cây có khả năng chịu sương giá nhẹ nhưng nếu gặp sương giá trong thời gian dài, nhiệt độ dưới âm độ cây sẽ chết. 

Đất trồng hoa ngũ sắc có độ pH hơi chua, có độ thoát nước tốt, cây không thích úng nước. Bạn có thể thỉnh thoảng tưới nước giấm, nước vo gạo để cây phát triển hơn. Đất trồng phải thoát nước tốt vì cây không ưa ẩm. 

Chăm bón: Nên dùng các phân hữu cơ đã xử lý để bón cho cây. Ngoài ra phân trùn quế có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp độ xốp và dinh dưỡng cũng như độ ẩm cho cây, định kỳ bón phân cho cây 1 tháng/1 lần.Nhưng cây không cần nhiều dinh dưỡng, bón nhiều cây sẽ tốt là không ra nhiều hoa. 

Cắt tỉa: Việc cắt tỉa với cây ngũ sắc là cần thiết, cắt tỉa thúc đẩy cây ra cành mới và hoa ở mùa sau. 

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Tác giả: An Nhiên