Ngày xưa, nhiều câu nói phổ biến được đúc kết thể hiện dưới dạng những con số ngắn gọn, dễ nhớ được lưu truyền, phổ biến rộng rãi. Ví như câu nói “ba không hỏi, bốn không ăn”, chỉ sáu chữ thôi nhưng những điều người xưa nên và không nên làm đều được viết ra.
Trong giao tiếp, phép lịch sự tối thiểu “Ba không hỏi” là gì?
1. Không hỏi tuổi tác
Tuổi tác không chỉ là điều kiêng kỵ hỏi, đặc biệt có hai loại người mà không nên hỏi tuổi của họ đó là phụ nữ và người lớn tuổi. Trong đó, tuổi của người phụ nữ đương nhiên là bí mật hạng nhất. Điều này là phép lịch sự trong giao tiếp và đúng đến thời đại hiện nay, khi hỏi điều đó, có thể xuất hiện những tình huống gượng gạo ở phía sau.
Với người già cũng vậy, đặc biệt đối với một số cụ già trên 90 tuổi thì việc người khác cứ hỏi bao nhiêu tuổi là điều rất cấm kỵ. Người già sẽ cảm thấy rằng nếu họ trả lời một lần thì giống như tuổi thọ của họ sẽ bị rút ngắn đi một năm.
2. Không hỏi thu nhập, gia sản
Bất kể gia đình người khác giàu có ra sao, người khác có bao nhiêu tiền đều là chuyện vô cùng riêng tư, ngoại trừ chính phủ có thể kiểm tra thu nhập rõ ràng của người nào đó, các cá nhân không thể biết được. Nếu bạn liên tục hỏi thu nhập, tài sản của người khác, điều đó sẽ khiến họ cảm thấy phản cảm và nghi ngờ. Họ sẽ đề phòng xem bạn muốn làm gì và tiếp cận với mục đích gì?
3. Không hỏi về đời sống tình cảm của người khác
Giống như của cải, đời sống tình cảm cũng là nơi cấm không cho nhiều người động đến. Và nhiều người đã bị tổn thương về mặt tình cảm, nó giống như vết sẹo trên cơ thể người ta, mỗi lần chạm vào đều thấy đau. Đó nguyên tắc làm người của mỗi chúng ta, không thể đùa giỡn, càng không thể như một trò đùa.
“Bốn không ăn” là gì?
Việt Nam là đất nước của những món ăn ngon, nền văn hoá ẩm thực tương đối lớn. Nhưng người dân xưa vẫn liệt kê bốn thứ không được ăn, đó là:
1. Không ăn thịt chó
Có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề thịt chó. Nó là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, chó là trợ thủ đắc lực cho người nuôi, canh giữ nhà cửa, trung thành và thậm chí giúp chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà khi chủ đi vắng. Chó là vật nuôi được thuần hóa và gắn bó với cuộc sống của con người từ rất lâu; chó không những giúp người chủ trông nhà mà còn được xem như là một thành viên trong gia đình, là người bạn trung thành của con người. Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều quốc gia cấm ăn thịt chó vì lý do này.
2. Không ăn thịt bò
Trong con mắt người xưa, con bò hay con trâu đều là đầu cơ nghiệp. Gia súc này là trợ thủ đắc lực cho nông dân khi canh tác ruộng đất, và chúng tương đương với sức lao động mạnh mẽ ở nhà. Chính vì thế, ông cha ta mới nói thịt bò không thể ăn được.
3. Không ăn thịt chim én
Chim én là biểu tượng của sự giàu sang, chim én bay đến nhà bạn có nghĩa là sắp có chuyện vui, tài lộc đến. Nếu bạn ăn một con chim én thì sự giàu có và tốt lành của bạn sẽ không cánh mà bay, điều đó có nghĩa là bạn đã cắt tài sản của mình.
4. Thịt rùa
Theo quan niệm của người xưa, rùa là đại diện của tuổi thọ, người ăn thịt rùa thì không thể sống lâu.
Câu nói “ba không hỏi, bốn không ăn” thực chất đại diện cho một loại triết lý sống người xưa, đó là hướng dẫn mọi người nên làm gì và không nên làm gì, nếu vi phạm điều cốt yếu của đạo làm người thì sẽ bị trời phạt. Ngày nay, một số quan điểm vẫn còn nguyên giá trị cốt lõi mà chúng ta nên học hỏi theo.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Cổ nhân răn dạy: “3 không hỏi, 4 không ăn, 5 không chạm”, đó là những điều gì?
-
Các cụ dặn, "Nhà có 3 nơi trống rỗng con cháu đời đời nghèo": 3 vị trí phong thủy đặc biệt đấy là đâu?
-
Người xưa đúc kết: “Không mua thịt lợn vào buổi sáng và đậu phụ vào buổi tối”, có ý nghĩa gì?
-
Người xưa có câu nói: "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước", vì sao vậy?
-
Cổ nhân dạy: “Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ”, hiểu biết rõ thì ba đời giàu sang, sung túc