Có 3 nhóm đối tượng công chức, viên chức sắp được tăng lương: Đó là những ai?

23:56, Thứ tư 12/10/2022

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù hệ số lương cơ sở bị trì hoãn tăng nhưng nhiều công chức, viên chức sắp tới sẽ được tăng lương. Vậy cụ thể công chức, viên chức làm ngành nghề gì sẽ thuộc diện được tăng lương?

 1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2022/QĐ-TTg về quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế, trong đó có đề cập đến nội dung tăng lương cho một số đối tượng cán bộ, công chức, viên chức.

cong-chuc-vien-chuc-sap-duoc-tang-luong_1

Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 5 Quyết định này, có ba đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong các cơ quan Nhà nước sẽ được tính mức chi tiền lương bằng 1,8 lần mức lương với các đối tượng khác. Những đối tượng bao gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân;

+ Người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động - thương binh và xã hội.

2. Viên chức trợ giúp viên pháp lý

Một đối tượng viên chức khác cũng được tăng lương trong thời gian sắp tới là viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định của Thông tư số 05/2022/TT-BTP.

Cụ thể, theo quy định hiện nay tại Thông tư liên tịch số 08 năm 2016, viên chức trợ giúp viên pháp lý gồm hai chức danh nghề nghiệp là trợ giúp viên pháp lý hạng II và trợ giúp viên pháp lý hạng III. Tuy nhiên, từ 20.10 tới đây, nhóm viên chức này được bổ sung thêm một chức danh nữa là trợ giúp viên pháp lý hạng I.

cong-chuc-vien-chuc-sap-duoc-tang-luong_2

Theo đó, để được bổ nhiệm vào chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I thì viên chức phải đáp ứng điều kiện về thời gian giữ chức danh thấp hơn nêu tại điểm g Khoản 2 Điều 5 Thông tư 05: Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I phải có thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm cộng dồn (72 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng II tối thiểu đủ 01 năm cộng dồn (12 tháng), tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Như vậy, người sẽ được bổ nhiệm vào chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I phải là trợ giúp viên pháp lý hạng II và có thời gian giữ hạng này hoặc tương đương đủ 06 năm (72 tháng) được cộng dồn trở lên trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) giữa chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng II.Theo đó, đối tượng này được xếp lương như viên chức loại A3, nhóm A3.1 với hệ số lương từ 6,2 - 8,0 tương đương mức lương dao động từ 9.238.000 đồng/tháng - 11.920.000 đồng/tháng.

3. Viên chức lưu trữ

cong-chuc-vien-chuc-sap-duoc-tang-luong_3

Quy định mới về việc xếp lương viên chức lưu trữ tại Thông tư 07/2022/TT-BNV từ ngày 15.10.2022 sẽ có một số đối tượng được tăng lương.

Mức lương của chức danh ngành lưu trữ có một số điều chỉnh theo mức tăng lương cho nhóm viên chức. Cụ thể, căn cứ Điều 14 Thông tư 07 như sau:

+ Viên chức lưu trữ viên trung cấp: Có trình độ trung cấp xếp bậc 1, hệ số 1,86 của viên chức loại B; có trình độ cao đẳng xếp bậc 2, hệ số 2,06 của viên chức loại B. Quy định hiện nay không phân chia trình độ đào tạo nên thường chức danh này sẽ bắt đầu hưởng hệ số bậc 1 tương đương 1,86 sẽ thiệt thòi cho người có trình độ cao đẳng.

+ Viên chức lưu trữ viên: Có trình độ đào tạo, xếp bậc 1, hệ số 2,34; có trình độ thạc sĩ xếp bậc 2, hệ số 2,67; có trình độ tiến sĩ xếp bậc 3, hệ số 3,0. Quy định hiện nay không quy định xếp lương theo bậc sau cho người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm