Từ xa xưa đến nay, với người dân Việt, nhà ở là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời. Có khi cả một đời vất vả phấn đấu chỉ để có căn nhà riêng cho mình, nơi họ có thể về sau bộn bề lo toan. Theo tích luỹ kinh nghiệm của người xưa: “Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời”. Vậy các cụ muốn nhắn nhủ gì đến con cháu đời sau?
1. “Nhà cũ 3 đời không ở” có nghĩa là gì?
Những ngôi nhà cổ ở nông thôn trước đây hầu như là những ngôi nhà lợp mái lá hoặc ngói đỏ. Vì thế, một ngôi nhà được xây bằng gạch nung đã trải qua 3 thế hệ sinh sống sẽ có tuổi đời lên tới khoảng gần 100 năm. Nếu sống trong ngôi nhà đã được xây dựng lâu như vậy sẽ tầm ẩn nguy cơ sau:
Thứ nhất, ngôi nhà cũ sau một thời gian dài đã trở nên cũ kỹ, dột nát, có thể sập bất cứ lúc nào, đe doạ cuộc sống người bên trong ngôi nhà ấy. Theo quan niệm của cổ nhân, những ngôi nhà cũ 3 đời nếu muốn ở cần phải sửa lại mới cho an toàn.
Thứ hai, sau khi qua 3 thế hệ sinh sống, hầu như những người này đều đã chết đi trong ngôi nhà này. Ba đời một gia đình đều qua đời ở nơi đây, những thế hệ mai sau nếu tiếp tục sinh sống thì không tốt chút nào. Vì thế, người xưa quan niệm những ngôi nhà cổ thì không nên ở, không tốt cho con người.
Thứ ba, ngôi nhà cổ đã qua ba đời không phù hợp là ngôi nhà mới cho những thanh niên trai tráng mới lập gia đình. Đối với những căn nhà cũ đã tồn tại lâu đời, cho dù còn chắc chắn thì phong cách bài trí và đồ dùng cũ kỹ sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu sống của người trẻ hiện đại. Một căn nhà cũ sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái khi tốn kém thời gian và công sức để sửa chữa theo ý mình.
Những người có điều kiện thường sẽ mua một căn nhà mới thay vì ở nhà cũ. Một căn nhà mới khang trang, sạch sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, cuộc sống cũng vui vẻ và hạnh phúc hơn. Đặc biệt, với những người tin tưởng vào tâm linh sẽ cảm thấy những ngôi nhà kiểu cũ, ngôi nhà cổ xưa xây dựng từ quá lâu ở trong đó sẽ không khỏe mạnh, dễ gặp phải những điều không may mắn hoặc những thứ khiến người khác sợ hãi. Còn theo phong thủy, nếu mua phải những căn nhà vừa có người mất hoặc gia chủ cũ làm ăn thất bát nên bán lại, việc kinh doanh của gia đình cũng sẽ gặp khó khăn, không thể khấm khá lên được. Đối với những người được thừa hưởng từ ông cha mảnh đất và căn nhà cũ thì cũng nên cất lại căn nhà theo ý của riêng mình, phù hợp với nhu cầu cá nhân cũng như phù hợp phong cách thiết kế hiện đại mang lại tối đa tiện ích cho con người.
2. Tại sao nói “mộ cũ 5 đời không rời”?
“Mộ cũ 5 đời không rời” hay “Ngũ triều thập mộ” có nghĩa là mộ tổ tiên đã qua năm triều đại thì không nên di dời đi nơi khác để chôn cất.
Nguyên nhân đầu tiên đó là, nếu ngôi mộ đã quá 5 đời tức là đã quá quen thuộc với nơi này, không nên đào huyệt hay di dời đi nơi khác sẽ khiến vong linh của tổ tiên không thể yên ổn.
Hơn nữa, nơi chôn cất của người xưa thường được chọn bởi những người thông thạo về thông khí, dẫn nước, am hiểu về địa lý chứ không phải chọn một cách tùy tiện. Do đó, nếu xét trong hoàn cảnh bình thường thì mộ tổ tiên đã qua năm đời không nên di dời, trừ khi mộ tổ tiên gặp phải chướng ngại nào đó hoặc đất xây dựng bắt buộc phải di dời, trường hợp bất khả kháng.
Chưa kể, người xưa còn quan niệm rằng mộ tổ tiên sau khi chôn cất càng không được tự ý di chuyển. Theo quan niệm từ xưa đến nay, việc đào mộ tổ tiên lên được coi là một việc làm khuất tất, không được mọi người cho phép. Việc làm này vi phạm luân thường đạo lý và bị lên án. Chính vì lẽ đó, phần mộ của tổ tiên hơn năm đời càng không thể tự ý di chuyển.
Câu nói “Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời” của cổ nhân vẫn còn giữ nguyên giá trị răn dạy con cháu đời sau làm theo. Nó còn là kim chỉ nam trong cuộc sống của nhiều người.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các cụ dạy, “3 loại láng giềng không ưa, ba loại người thân không cần”, đó là những loại nào?
-
Cổ nhân dạy: "Ở đời có 3 loại bát không bưng, 3 loại nợ không mắc', đó là những loại nào?
-
Cổ nhân chỉ ra 4 nét tướng mặt của người sống biết điều, tương lai giàu có
-
Người xưa có câu: "Người thông minh thực sự, 2 không hỏi, 3 không tranh", Đó là những thứ gì?
-
3 đặc điểm của người bất hạnh, phúc khí cạn kiệt, khó làm nên đại sự