Cua đồng ngon bổ nhưng đại kỵ với 7 thực phẩm, chớ dại ăn chung

( PHUNUTODAY ) - Cua đồng dễ ăn nhưng khi ăn cần phải chú ý đến một số điều để tránh gặp rắc rối về sức khỏe.

Cua đồng có thể kết hợp với các loại rau dền, rau ngót, rau đay... để tạo thành món canh mát lành cho ngày hè. Cua đồng không chỉ là thực phẩm dân dã, được nhiều người yêu thích mà còn được coi là một vị thuốc. Y học cổ truyền dùng cua đồng chứa ứ huyết khi bị chấn thương bầm dập. Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương. Theo y học hiện đại, cua đồng chứa nhiều canxi, phốt phát, tốt cho xương.

Về giá trị dinh dưỡng, 100 gram cua đồng (bỏ mai, bỏ yếm) chứa 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo, 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt và các loại vitamin B1, B2, PP...

Cua còn cung cấp 8 trên 10 loại axit amin thiết yếu gồm lysine, phenylalanine, methionie, leucin, valine, isoleucien, threonine và trytophane.

Những thực phẩm đại kỵ với cua đồng

Nước trà

Theo các chuyên gia, không nên sử dụng nước trà để chế biến cua; trong và sau khi ăn cua 1 tiếng cũng không nên uống nước trà.

Nguyên dân là do nước trà sẽ khiến một số thành phần trong cua bị đông đặc lại, không tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu một số chất dinh dưỡng, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng đau bụng đi ngoài.

Khoai tây, khoai lang

Khoai tây, khoai lang chứa một lượng lớn axit phytic. Trong khi đó, cua lại giàu canxi. Axit phytic gặp canxi sẽ tạo thành muối, khiến cơ thể không thể hấp thụ được canxi.

Cần tây

Cần tây kết hợp với cua sẽ sinh ra các chất cản trở việc hấp thụ đạm của cơ thể, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm.

Mật ong

Cua đồng có tính hàn trong khi đó mật ong lại đại nhiệt. Kết hợp hai thực phẩm này với nhau có thể kích ứng hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, khó chịu.

Các loại quả giàu vitamin C

Các loại quả như cam, hồng, kiwi... chứa nhiều vitamin C. Tuy nhiên, nó cũng chứa một lượng lớn axit tanic.

Chất này kết hợp với các dưỡng chất trong cua đồng sẽ tạo thành kết tủa, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Dưa bở, dưa lê

Dưa bở, dưa lê có tính hàn. Nếu ăn dưa bở, dưa lê và cua đồng trong cùng một thời gian ngắn, người ăn dễ gặp tình trạng lạnh bụng, hệ tiêu hóa khó chịu, gây tiêu chảy.

Thức ăn lạnh

Cua đồng có tình hàn, nếu ăn chung với các thực phẩm có tính lạnh như kem, đá thì dễ gây ra tình trạng tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác.

Người không nên ăn cua đồng

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, không nên ăn cua đồng. Cua đồng có tính hàn dễ gây đau bụng, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.

Người mới ốm dậy

Người mới ốm dậy có hệ tiêu hóa chưa ổn định. Trong thời gian này, nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa.

Trong khi đó, cua đồng có tính lạnh, có thể khiến người bệnh bị nhiễm lạnh, đau bụng.

Người bị huyết áp cao, có vấn đề về tim mạch

Cua đồng càng béo ngậy thì hàm lượng chất béo càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này không tốt cho sức khỏe của người bị huyết áp cao và bệnh tim mạch.

Người bị dị dứng với cua đồng

Người bị dị ứng với cua đồng không nên ăn các món có liên quan đến loại thực phẩm này để tránh bị sốc phản vệ. Người bị hen, gút, đau bụng tiêu chảy cũng được khuyên nên hạn chế ăn cua đồng.

Tác giả: Thanh Huyền