Đặt lo hoa bên trái hay bên phải bàn thờ để Tổ Tiên "ưng bụng", con cháu hưởng phúc?

( PHUNUTODAY ) - Nguyên tắc đặt lọ hoa trên bàn thờ vốn là "Đông bình Tây quả". Vậy "Đông bình Tây quả" hiểu sao cho đúng và nên đặt bìnhhoa bên tay phải hay tay trái?

Đặt lọ hoa trên bàn thờ có nên không?

Lọ hoa trên bàn thờ hay còn có tên gọi khác là lộc bình nhưng có kích thước nhỏ hơn. Khi đặt lọ lộc bình ở hai bên bàn thờ sẽ tạo ra sự uy nghiêm và trang trọng cho không gian thờ cúng.

Việc đặt lọ hoa trên bàn thờ sẽ đem đến cho gia chủ nhiều may mắn, thịnh vượng và tài lộc trong cuộc sống.

Ngoài ra, việc đặt bình hoa gốm sứ trên bàn thờ giúp cho gia chủ hội tụ và lưu giữ những sinh khí tốt đẹp nhất của đất trời. Không chỉ vậy, mà còn giúp cho không gian thờ cúng trở nên sạch sẽ và tôn nghiêm hơn.

Mỗi khi đến ngày lễ hay rằm, việc đặt lọ hoa trên bàn thờ sẽ mang lại cho không gian thờ cúng những đặc điểm riêng biệt và mang lại mùi hương dễ chịu.

Đặt lọ hoa trên bàn thờ như thế nào cho đúng?

Bình hoa không chỉ có tác dụng để cắm hoa mà còn mang một ý nghĩa đặc biệt là dâng lên những điều tốt đẹp nhất cho ông bà tổ tiên. Lọ hoa trên bàn thờ còn được là lộc bình nhưng có kích thước nhỏ hơn. Đặt lộc bình ở hai bên bàn thờ tạo ra sự trang trọng cho không gian thờ cúng.

Ngoài ra, việc đặt bình hoa bằng gốm sứ trên bàn thờ cũng mang ý nghĩa tụ tài, lưu giữ sinh khí tốt đẹp của đất trời. Vị trí đặt lọ hoa còn căn cứ vào những yếu tố khác nhau:

+ Độc bình (một bình hoa)

Nếu chỉ bày 1 lọ hoa trên ban thờ thì phải tuân theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả”. Theo quy luật tự nhiên, mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, cây cối phải đơm hoa rồi mới kết trái. Vì vậy, bình hoa sẽ đặt ở hướng Đông, còn trái cây đặt ở hướng Tây như vậy là hợp ý trời đất.

Bàn thờ gia tiên thường đặt ở giữa căn nhà theo hướng Nam. Trong khi đó, bình hoa đặt ở bên trái bàn thờ (phía Đông). Khi có gió Đông, Đông Nam thổi vào, hương thơm dịu nhẹ của hoa sẽ lan tỏa khắp không gian thờ cúng.

Đĩa hoa quả đặt ở bên phải (phía Tây) sẽ tiện cho việc bày biện ngũ quả. Ngoài ra, hướng Đông đặt bình hoa còn tượng trưng cho mùa xuân đơm hoa kết trái. Trong khi đó, hướng Tây tượng trưng cho mùa Thu – Thu liễm (trong câu nói của người xưa: “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng”) được hiểu là nơi kết trái. Để lọ hoa và trái cây như vậy mang theo ý nghĩa cầu cho gia đình thêm tài lộc, con cháu thành đạt, gia đạo thịnh vượng.

+ Song bình (hai bình)

Nếu bàn thờ gia tiên rộng rãi, gia chủ có thể cân nhắc đặt hai bình hoa đối xứng ở hai bên. Khi đó, mâm ngũ quả sẽ được đặt ở giữa bàn thờ, phía trước bát hương. Làm như vậy sẽ tạo nên sự cân đối, sang trọng cho bàn thờ.

Tuy nhiên, tùy vào diện tích, không gian của bàn thờ mà gia chủ lựa chọn bình hoa có kích thước phù hợp. Đặc biệt vào những ngày rằm hay mùng 1, gia chủ nên cắm hoa kính dâng lên gia tiên, thần phật để mong cầu những điều tốt lành cho gia đình.

Đặt lọ hoa trên bàn thừo đảm bảo các nguyên tắc phong thuỷ

Ngoài ra, khi đặt bình hoa trên bàn thờ cần lưu ý các điều sau:

- Nếu bàn thờ treo có kích nhỏ nên dùng 1 bình hoa và để ống hương bên đối diện.

- Nếu gia đình bạn có tủ thờ kích thước rộng nên dùng lọ hoa bằng đồng và trang trí nhiều hơn để đối xứng, cân bằng.

- Chọn lọ hoa đẹp mắt, tao nhã và chất lượng để bàn thờ không bị chênh lệch và mất giá trị tâm linh.

"Đông bình Tây quả" nghĩa là gì?

Người xưa có câu: "Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam". Gió đến từ hướng Nam cát lành, nhiều sinh khí. Bởi vậy, không chỉ xây nhà mà các cụ thời xưa cũng chọn hướng Nam để an vị bàn thờ. Thực chất, "Đông bình Tây quả" là cách bài trí dựa trên quy luật của tự nhiên. Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, cũng giống như chu trình cây trưởng thành có hoa thơm rồi mới kết trái. Đặt hoa phía Đông, quả phía Tây là thuận âm dương, hợp ý trời.

Bàn thờ thường được đặt theo hướng Nam, lọ hoa đặt bên trái - hướng Đông (bên phải chỗ gia chủ đứng), mâm quả đặt bên phải - hướng Tây (bên trái chỗ gia chủ đứng). Dễ hiểu hơn là từ trong bàn thờ nhìn ra, bên trái của bàn thờ là phía Đông, còn bên phải là phía Tây. Khi có gió Đông, Đông Nam thổi vào, hương hoa lẫn quả sẽ tỏa khắp không gian ngôi nhà, không chỉ dịu nhẹ, thanh mát mà còn ấm cúng.

Ngoài ra, cách bài trí "Đông bình Tây quả" còn tượng trưng ý niệm sinh sôi và thu hoạch của vạn vật. Phía Đông bày lọ hoa tượng trưng cho mùa xuân đâm chồi nảy lộc, ra hoa còn phía Tây đặt mâm bồng quả biểu ý cho mùa thu chuẩn bị kết trái. Điều này cũng là mong muốn thu tài giữ lộc, gia trạch được an khang, con cháu được thịnh vượng, sung túc.

Đối với những bàn thờ kích thước lớn có thể bày biện song bình. Gia chủ có thể đặt lọ hoa hai bên đối xứng, mâm bồng quả hoặc mâm ngũ quả ở giữa trước bát nhang. Bài trí như vậy không chỉ giúp bàn thờ thêm đầy đủ, ấm cúng mà cũng không làm mất đi ý nghĩa ban đầu của lọ hoa.

Tác giả: Mộc