Quả dứa có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin B6, folate, sắt, kẽm, canxi, mangan… Trong đó, vitamin C rất cần thiết cho sự tăng trưởng đồng thời giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và hấp thu sắt từ bữa ăn hàng ngày. Mangan là một chất khoáng tự nhiên giúp tăng trưởng, ăn dứa thường xuyên sẽ duy trì sự trao đổi chất lành mạnh và có đặc tính chống oxy hóa.
Nhưng cũng chính vì giàu vitamin C nên dứa không thích hợp để ăn cùng với hải sản như mực. Lý do là vì trong mực nói riêng và hải sản nói chung có chứa asen pentavenlent. Khi gặp vitamin C, chất này sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) gây ngộ độc. Mà liều lượng lớn thạch tín có thể gây chết người.
Chính vì vậy mà mực xào dứa không phải là món ăn an toàn cho sức khỏe. Không chỉ có mực, một số thực phẩm khác cũng không nên ăn chung với dứa.
Những thực phẩm không nên ăn cùng dứa
Không phải thực phẩm nào cũng có thể nấu chung, ăn chung với nhau. Để đảm bảo an toàn khi ăn dứa bạn nên tránh những thực phẩm dưới đây.
Sữa
Dứa có nhiều axit, cụ thể là axit ascorbic (vitamin C). Mà sữa chứa làm lượng protein dồi dào. Sử dụng riêng lẻ thì chúng là những thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng nếu kết hợp với nhau, protein sẽ phản ứng với axit ascorbic gây kích ứng với dạ dày và ruột tạo ra triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau đầu, tiêu chảy. Ăn nhiều có thể bị nặng hơn.
Trứng
Trứng cũng chứa nhiều protein. Kết hợp với nhau thì protein trong trứng sẽ bị đặc lại gây khó tiêu, nặng bụng.
Củ cải
Củ cải kết hợp với dứa làm giảm giá trị dinh dưỡng của cải hai loại thực phẩm. Đồng thời nó cũng thúc đẩy việc chuyển đổi flavonoid trong dứa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic, gây ra ức chế chức năng tuyến giáp và bướu cổ.
Xoài
Hai loại quả này tuy ngon miệng, bổ dưỡng nhưng lại dễ gây dị ứng. Ăn chung xoài và dứa thì nguy cơ dị ứng tăng lên gấp đôi. Đặc biệt nguy hiểm đối với những người có cơ địa dị ứng.
Những người không nên ăn dứa
Biết được những thực phẩm không nên ăn cùng dứa bạn đã có thể phần nào đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc 1 trong các nhóm người dưới đây thì cũng không nên ăn dứa.
Người bị bệnh dạ dày
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa mà chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ. Lý do là trong dứa có nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người thừa cân béo phì
Hàm lượng đường trong dứa khá cao, cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy mà ăn nhiều dứa sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì.
Người đái tháo đường
Cũng vì dứa có hàm lượng đường cao nên không thích hợp với người bị đái tháo đường. Nếu nhóm người này muốn ăn dứa thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Người huyết áp cao
Những người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng… dễ có nguy cơ dẫn đến cơn tăng huyết áp.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều dứa vì có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.
Người bị hen phế quản, viêm mũi họng
Trong dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều thường gây rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Vậy nên người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…
Bên cạnh đó, người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
Ngoài việc lưu ý những thực phẩm không nên ăn cùng dứa bạn cũng chú ý không ăn dứa bị dập, nát; không ăn dứa xanh; không ăn dứa khi đói; không ăn dứa, uống nước ép vào buổi sáng; không ăn dứa vào buổi tối.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Những người nên hạn chế ăn quả dứa kẻo gây hại cho sức khỏe
-
Những ai nên hạn chế ăn quả dứa
-
Loại quả giàu vitamin C, chất xơ giúp giảm cân, đẹp da nhưng ăn theo cách này hại đủ đường
-
Mua dứa cứ nhìn vào 5 điểm này, dứa tươi ngon lại ngọt lịm như mật
-
Dứa mua về đừng vội ăn ngay, làm thêm 1 bước dứa ngọt như mật lại không rát lưỡi