Những người tuyệt đối không nên ăn quả dứa

( PHUNUTODAY ) - Dứa là loại quả đang vào mùa rất ngon và tốt, tuy nhiên có 5 người không nên ăn.

Quả dứa có hương vị thơm ngon, nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp, dễ mua, là lựa chọn của nhiều người trong mùa hè. Tuy nhiên, đây là loại quả không phải ai cũng có thể ăn. Bạn phải vô cùng lưu ý khi ăn loại quả này nếu không đây sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe của bạn.

2

Những đối tượng sau đây tuyệt đối không nên ăn dứa:

Người có cơ địa dị ứng

Trong quả dứa có men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này. Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.

Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...

Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy, là mối nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.

Một số phụ nữ cho rằng họ đã ăn dứa trong những tháng đầu thai kỳ nhưng không hề gây sảy thai hay sinh non. Điều này được lý giải là do chất bromelian chỉ được tìm thấy trong dứa tươi.

Tuy nhiên với những chị em đang ở tháng cuối thai kỳ, sắp đến hạn sinh nở, bạn hoàn toàn có thể ăn dứa ở mức độ vừa phải để kích thích cơ co bóp tử cung, giúp dễ dàng sinh nở.

1

Người bệnh đái tháo đường

Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày

Người bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Người bệnh tăng huyết áp

Người bệnh tăng huyết áp cũng là một trong những đối tượng nên hạn chế ăn dứa. Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

Bệnh nhân bị viêm răng, lở loét khoang miệng

Đây cũng là những đối tượng nên hạn chế ăn dứa. Chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link