Vào dịp cuối năm, bao sái bàn thờ (còn gọi là lau dọn bàn thờ) là một trong những việc quan trọng mà gia đình nào cũng thực hiện. Đây không chỉ là việc thể hiện sự biết ơn và lòng thành kính của con cháu dành cho ông bà tổ tiên, thần Phật mà còn là lời cầu mong năm mới thuận buồm xuôi gió, làm gì cũng hanh thông, phúc lộc ào ào vào cửa.
Cũng vì thế mà khi bao sái bàn thờ, bạn cần làm thật cẩn thận và tỉ mỉ. Ngoài việc chuẩn bị một bộ dụng cụ lau dọn sạch sẽ, gọn gàng, gia chủ còn cần chú ý đến những loại nước dưới đây.
3 loại nước cần tránh dùng khi lau dọn bàn thờ đón Tết
Nước lã
Không ít người cho rằng nước lã là một trong những sự lựa chọn “lý tưởng" khi lau dọn bàn thờ đón Tết Nguyên đán. Sở dĩ như vậy là vì nước lạ có thể giúp bạn dễ dàng làm sạch bụi bẩn bám trên bàn thờ. Thế nhưng theo quan niệm của người xưa, loại nước này không thể giúp gia chủ tẩy uế cũng như không loại bỏ hết được tạp chất nên không mang lại sự trang nghiêm, thanh tịnh cho khu vực bàn thờ.
Các loại nước tẩy rửa
Thông thường, các dung dịch tẩy rửa như bột giặt, nước rửa chén, nước lau nhà bếp… có thể giúp bạn nhanh chóng làm sạch vết bẩn. Tuy nhiên chúng lại không thích hợp để dùng lau dọn bàn thờ ngày Tết.
Vì đây là những loại nước có tính tẩy rửa rất mạnh nên có thể làm hỏng hoặc mất đi bộ bóng vốn có của các vật phẩm trên bàn thờ. Bên cạnh đó, các dung dịch tẩy rửa cũng gây ảnh hưởng tới sự trang nghiêm vốn có của ban thờ.
Nước rượu tỏi, rượu gừng
Không chỉ là một gia vị quen thuộc của phòng bếp, tỏi và gừng còn có tác dụng tốt trong phong thuỷ như xua đuổi tà ma, những điều đen đủi… Vì thế mà nhiều người có thói quen đặt một đĩa tỏi trên bàn thờ Thần Tài với mong muốn đuổi điều xui, đón may mắn vào cửa.
Nhưng bạn không nên sử dụng rượu tỏi hay rượu gừng để lau dọn khu vực bàn thờ vì cả tỏi và rượu đều có tính nóng. Khi được kết hợp với nhau sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng các vật phẩm thờ, đặc biệt là những món đồ gỗ.
3 loại nước phù hợp để lau dọn bàn thờ đón Tết
Nước ấm
Tuy nước lạnh thông thường (nước lã) không phù hợp để lau dọn bàn thờ nhưng bạn có thể mang chúng đi đun sôi rồi để nguội bớt một chút. Sau đó dùng khăn sạch nhúng vào và lau bàn thờ. Đây là một cách đơn giản, tiện dụng và giúp các gia đình bận rộn có thể dễ dàng dùng để lau dọn bàn thờ ngày Tết.
Nước vỏ bưởi
Với mùi thơm dịu nhẹ, thoang thoảng, nước vỏ bưởi rất thích hợp để dùng bao sái bàn thờ dịp cuối năm. Cách nấu nước vỏ bưởi cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch phần vỏ bưởi rồi cắt thành những miếng nhỏ và đem đun sôi trong khoảng 5 đến 7 phút. Chờ đến khi nước vỏ bưởi nguội bớt, khoảng 40 đến 50 độ thì mang đi lau dọn bàn thờ.
Nước mùi già
Vào ngày cuối cùng của năm, nhiều người vẫn quen tắm bằng nước mùi già để xua tan những chuyện xui xẻo trong năm cũ, chào đón năm mới bình an, thuận lợi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nước mùi già để bao sái bàn thờ. Đầu tiên, gia chủ có thể tìm mua một nắm mùi già đã trổ hoa kết trái và mang đi đun sôi với nước. Tiếp đó, để cho nguội bớt một chút rồi dùng lau bàn thờ.
Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Tác giả: Minh Thu
-
Quả phật thủ không ăn được nhưng lại được bày trên bàn thờ trong ngày Tết, nó có ý nghĩa gì?
-
Trời nồm ẩm, đũa mốc hết cả, đem luộc lên liệu có thể yên tâm sử dụng hay không?
-
Cây cỏ đồng tiền - loài cây tăng tài lộc, sức khỏe, tiền bạc sinh sôi nảy nở mau chóng
-
Đặt bát muối trong nhà vệ sinh biết công dụng ai cũng muốn làm theo, vừa tiết kiệm vừa đỡ phải dọn dẹp
-
Tổ tiên dặn dò: Cha mẹ nhớ trồng 3 cây này đúng vị trí, con cái hưởng phúc vinh hiển, giàu có thành đạt