Đức Phật nói rằng người có phước mỏng, nghiệp dày thì có 3 đặc điểm này: Hy vọng bạn không có!

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là đặc điểm của những người có phước mỏng nghiệp dày theo lời phật dạy. Hãy xem đó là những đặc điểm gì nhé!

1. Hay nói dối, vu khống người khác, ánh mắt láo liên

Theo Phật, ở đời phước họa một phần do miệng mà ra. Một người có phước lớn sẽ không vu khống, không nói những điều vô nghĩa.

Còn lời nói dối và lời nói tâng bốc dùng để chỉ những lời nói vô nghĩa. Những người phước mỏng thường hay nói những điều dối trá, vu khống....Họ hay phàn nàn với những người xung quanh mà không do dự, luôn bất mãn với cuộc sống, không hài lòng với mọi thứ xung quanh.

Một người hay nói những điều vô nghĩa, phước báo của họ sẽ ngày càng mỏng đi theo lời của Phật dạy. Còn một người tuy không giỏi ăn nói, gặp chuyện không may sẽ chỉ để trong lòng nhưng khi có niềm vui thì luôn lan tỏa đến mọi người, đó gọi là tu khẩu.

Ngoài ra, những người có phước mỏng thường có ánh mắt láo liên, nhìn ngang nhìn dọc, bất định thể hiện sự không thành khẩn, là người thiếu trung thực.

Cũng chính vì thế Phật dạy một trong những điều cần tu của con người chính là khẩu. Bởi vì tu khẩu có thể giúp bạn tích phúc cho chính mình. Nếu bạn không tu khẩu, hay nói linh tinh, ba hoa bốc phét thì sẽ làm mất đi phước lộc của chính mình.

2. Người càng tham lam càng bớt may mắn

Đức Phật dạy chúng ta rằng: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si”. Trong đó, tham đứng hàng đầu. Lòng tham càng lớn thì phúc đức lại càng tiêu tán.

Nhân chi sơ, tính bổn thiện. Con người sinh ra thuần khiết như tờ giấy trắng, trái tim thuần hậu và thiện lương nhưng vì nhiều yếu tố khác nhau khiến họ nảy sinh tính tham lam.

Đức Phật nói rằng phước báo của người đến từ sự bố thí, năng cho đi. Nhưng kẻ tham lam, không có tâm bố thí gì cả, phước báo ngày càng mỏng, phước nhiều đến đâu mà tham lam, ích kỷ thì cũng dần tiêu tan hết.

Một người có lòng tham thì không bao giờ biết đủ, sẽ nghĩ ra chiêu trò để lấy những thứ không thuộc về mình. Người có phúc thì không cần toan tính, rất rộng lượng và sẵn sàng cho đi.

Vì vậy, muốn giữ cho phước đức của mình không bị bào mòn thì làm người đừng tham lam.

3. Người càng lười biếng thì càng mất phước

Có một câu chuyện kể rằng, có một chàng trai sau khi xuất gia có tính hay ngủ nướng, lười dậy sớm. Thấy vậy sư thầy có nói anh ta rằng sao lại ngủ nhiều như thế. Nếu cứ ngủ nướng cả ngày thì dù có luyện tập ngàn năm cũng chẳng thu được gì.

Hãy nhìn vào bộ phim Tây Du Ký mà xem. Tại sao sau khi kết thúc hành trình thỉnh kinh, Đường Tăng và Tôn Ngộ Không đã được sắc phong thành Phật. Trong khi đó, Trư Bát Giới lại chỉ được làm Tịnh Đàn Sứ Giả.

Lý do rất đơn giản, bởi vì Trư Bát Giới nhiều lần tham lam tửu sắc, ham ăn, trong thử thách cuối cùng lười biếng và sợ chết, không dám đặt chân lên cầu mà còn muốn dùng phép thuật cưỡi mây đi qua.

Phước hạnh thực sự là dựa vào sự siêng năng và trí tuệ của chính bạn để không ngừng đạt được những gì bạn cần chứ không phải nằm ra đó chờ quả ngọt tới. Một người lười biếng chỉ thích dựa dẫm vào người khác thì sẽ chỉ làm tiêu hao phước của mình và làm cho phước của mình ngày càng mỏng đi. Con người sống giữa nhân sinh đều phải thuận theo luân hồi nghiệp báo, tránh không được, nhưng tự mình có thể xây dựng những nghiệp duyên tốt đẹp cho mình.

Tác giả: Vũ Thêm