Thâm quầng mắt không chỉ khiến bạn xấu xí già nua mà quan trọng đó có thể là dấu hiệu báo bệnh nguy hiểm. Vì thế cần phải cẩn trọng nếu bạn liên tục bị thâm quầng dù đã ngủ đủ 6-7 tiếng mỗi ngày. Thâm quầng mắt có thể liên quan tới các bệnh sau:
Gan đang bị bệnh
Gan là cơ quan thanh lọc cơ thể. Gan giúp đào thải độc tố. Nếu gan yếu, gan gặp vấn đề cũng có thể khiến bạn có biểu hiện thâm quầng mắt. Đặc biệt nếu có thêm các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, đi tiểu vàng, hay mệt mỏi, chán ăn, và tiêu hóa kém, buồn nôn thì đừng chủ quan nhé.
Dạ dày trục trặc
Mắt thâm quầng cho thấy dạ dày của bạn có thể đang yếu, có thể do viêm dạ dày. Người bị viêm dạ dày tiêu hóa kém, hấp thu bị suy giảm nên quầng mắt hay bị thâm. Nếu bạn hay đầy bụng trướng hơi thì nên cảnh giác.
Thận đang gặp vấn đề
Thận là cơ quan giúp bài tiết nước tiểu. Thận gặp vấn đề sẽ khiến cho việc bài tiết không được tốt, có thể tích tụ độc tố lại trong máu, lúc đó da dẻ thường xám, và mắt quầng. Nếu bạn có thêm những biểu hiện liên quan tới thận như sưng phù, da tối màu, sắc mặt mệt mỏi, tiểu bất thường... thì nên đi khám sức khỏe nhé.
Xoang mũi
Nếu bạn hay bị bệnh về mũi có thể khiến cho phần tĩnh mạch ở quầng mắt yếu đi nên có thể khiến chúng bị thâm đen hơn. Thường xuyên hắt hơi xổ mũi dị ứng sẽ ảnh hưởng tới mạch máu ở quầng mắt.
Rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều
Phụ nữ rối loạn nội tiết tố sẽ hay bị thâm quầng mắt. Nếu có các biểu hiện bất thường về kinh nguyệt như ra nhiều kinh, kinh không đều, ra máu cục thâm đen, chậm có con... hãy đi kiểm tra để kịp thời điều trị tránh ảnh hưởng sinh sản nhé.
Thiếu vitamin C
Khi bạn bị thiếu Vitamin C cũng có thể gây thâm quầng mắt bởi đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp sản xuất collagen. Khi thiếu vitamin c, cơ thể chậm sản xuất collagen mà da vùng mắt lại mỏng và nhạy cảm nên yếu đi và tạo thâm quầng. Nếu kết hợp với các triệu chứng như da tay bong tróc, thèm chua... thì có thể bạn thiếu vitamin C. Hãy bổ sung ngay một số thực phẩm chứa vitamin C là trái cây họ cam quýt, ớt, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải và khoai tây.
Thiếu vitamin A
Vitamin A cũng là vitamin hỗ trợ làn da rất tốt. Thiếu vitamin A làm cho quầng mắt tối hơn nhiều. Nếu bị thiếu vitamin a thì có thể sẽ bị khô da, bong tróc và thâm quầng mắt. Để bổ sung vitamin A, bạn cần ăn nhiều phô mai, trứng, dầu cá, sữa, sữa chua, gan...
Thiếu sắt
Nếu bạn có thêm biểu hiện hoa mắt chóng mặt, da xanh xao thì rất có thể là đang thiếu sắt. Khi thiếu sắt gây ra thiếu máu và làm nên thâm quầng mắt. Hãy bổ sung thêm gan, thịt đỏ, các loại hạt, trái cây sấy khô sẽ là nguồn cung sắt cho cơ thể. Bạn nên đi khám để được xác định rõ nguyên nhân gây thiếu máu, thiếu sắt để phòng tránh sớm nhé. Thiếu sắt lâu dài rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Thiếu vitamin K
Sự thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến lưu thông máu kém, khiến máu đọng lại dưới mắt và tạo ra quầng thâm. Một số thực phẩm cung cấp vitamin K tốt là bông cải xanh và cải bó xôi, dầu thực vật và ngũ cốc. Đây là một hiện tượng rất ít người chú ý. Thiếu vitamin K sẽ dẫn tới cả giảm hấp thu canxi nên xương sẽ yếu dần đi, vì vậy cần tránh thiếu vitamin K nhé.
Đừng chủ quan với đôi mắt thường xuyên thâm quầng của mình bạn nhé. Nếu có những triệu chứng khác như ở trên hãy nhớ cần phải đi khám sức khỏe rồi.
Tác giả: An Nhiên
-
Đi chợ gặp 5 loại cá này đừng tiếc tiền, hãy mua ngay, cá tự nhiên, ngọt thịt, bổ hơn nhân sâm, tổ yến
-
Uống nước chanh vào sáng sớm có nên hay không, chuyên gia tiết lộ sự thật
-
Loại rau giàu canxi gấp 36 lần canh xương: Ăn sống hay chín đều rất tốt mà ít ai hay biết
-
3 thứ 'không đội trời chung' với trứng, thèm mấy cũng đừng ăn kẻo hại sức khỏe cả nhà
-
Loại quả thuần Việt, không bao giờ nhập khẩu, chẳng sợ tẩm thuốc bảo quản