Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch, còn được biết đến như Tết Diệt Sâu Bọ, là một ngày lễ truyền thống đặc sắc của người Việt Nam. Người dân thường chia sẻ với nhau về những việc nên làm và cần tránh trong ngày này để đem lại may mắn.
Đúng Tết Đoan Ngọ 5/5 nhớ làm việc này để đón may mắn, rước bình an
Thực hiện nghi thức giết sâu bọ
Người xưa tin rằng trong cơ thể con người, đặc biệt là hệ tiêu hóa, có những con sâu bọ ẩn náu, nếu không tiêu diệt thì chúng sẽ gây hại. Những con sâu bọ này chỉ xuất hiện vào ngày 5/5 âm lịch, nên phải tiến hành lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Theo truyền thống, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn các loại thức ăn, hoa quả và rượu nếp vào ngày 5/5. Ở miền Bắc, người ta thường thức dậy sớm để thực hiện nghi lễ này bằng cách ăn rượu nếp, bánh tro và hoa quả.
Với người lớn: Sáng sớm, khi chưa đặt chân xuống đất, phải súc miệng ba lần để sạch sâu bọ, rồi ăn một quả trứng vịt luộc. Tiếp theo, bước xuống giường và uống một ít rượu hoặc ăn một bát rượu nếp để làm sâu bọ say, sau đó ăn trái cây để diệt sâu bọ.
Tiến hành nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ thường bao gồm: hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp và các loại hoa quả như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối. Nếu có thêm bánh tro (bánh gio) và chè hạt sen thì càng tốt. Lễ cúng thường được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 âm lịch, bởi "Đoan" nghĩa là bắt đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ.
Hái lá thuốc, tắm nước lá mùi vào Tết Đoan Ngọ
Ở nhiều nơi, nhất là vùng quê, người dân thường đi hái lá thuốc vào ngày này. Người xưa tin rằng 12 giờ trưa là thời khắc dương khí an hòa, ánh nắng mặt trời sẽ tốt nhất trong năm, các loại lá hái được vào lúc này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất.
Các loại lá thường được hái như cây mùi, lá bưởi, sả, quế, lá tre, lá ổi, cây bồ đề, râu ngô… Những loại lá này giúp chữa các bệnh về đường ruột, thận, gan, da. Sau khi hái về, phơi lá dưới nắng trưa rồi đun nước uống hoặc tắm để phòng và trị bệnh.
Cầu tự vào ngày Tết Đoan Ngọ
Vào giờ Tý (từ 23 giờ đêm 4/5 âm lịch đến 1 giờ sáng), có thể thực hiện nghi thức cầu tự. Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, sách cổ của Đạo gia như "Vạn Pháp Quy Tông" đề cập đến phương pháp cầu tự đặc biệt trong ngày này.
Treo cành xương rồng trên cửa
Đoan Ngọ là thời điểm dương khí vượng nhất, để thu hút vượng khí vào nhà, bạn có thể treo một nắm ngải cứu hoặc cành xương rồng trên cửa. Hai loại cây này giúp trừ tà, loại bỏ tà khí. Một cách khác là dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón nhận vượng khí.
Nên gội đầu, xông lá thơm
Để chống lại cái nóng oi bức, người ta thường đun nước lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre để tắm hoặc xông phòng chống cảm mạo. Đặc biệt, phụ nữ thường gội đầu bằng nước lá mong muốn có mái tóc đen, mượt và dài. Phương pháp này giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái.
Phóng sinh
Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để làm việc thiện như phóng sinh, giúp tu nhân tích đức, quảng kết thiện duyên. Phóng sinh không chỉ giúp loại bỏ ưu buồn, đau khổ mà còn mang lại tâm hồn thanh thản.
Mang theo một nắm hương (nhang) bên mình
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, mang theo một ít hương trầm bên mình. Nguyên liệu làm hương vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe, vừa giúp trừ tà.
Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ
Một số điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ đã được lưu truyền từ lâu, bạn có thể tham khảo để biết thêm về quan niệm dân gian.
Không soi gương sau nửa đêm
Dân gian tin rằng vào ngày 5/5 âm lịch, không nên soi gương lúc 24 giờ vì thời điểm này âm khí hoạt động mạnh, dễ chiêu dụ âm khí gây hại cho sức khỏe và có thể xảy ra những hiện tượng khó lý giải.
Kiêng để dép lộn xộn
Giày dép trong tiếng Hán đồng âm với từ "tà", nếu để lộn xộn sẽ dễ chiêu dụ tà khí. Vì vậy, sau khi đi ra ngoài về, nên để giày dép gọn gàng, vừa đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ cho căn nhà, vừa đúng phong thủy.
Không đặt chân xuống đất khi vừa ngủ dậy
Theo quan niệm, sáng 5/5, người lớn khi mới dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng ba lần cho sạch, sau đó mới bước xuống giường ăn một bát rượu nếp, hoa quả để "diệt sâu bọ".
Tránh dừng chân nơi âm u
Vào ngày 5/5 âm lịch, người ta thường tránh dừng chân ở những nơi âm u như bệnh viện, nghĩa trang hay nhà tang lễ vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Những nơi này thường chứa nhiều mầm bệnh, nhất là trong thời điểm gần ngày Hạ chí khi vi sinh vật phát triển mạnh.
Tránh làm rơi hay mất tiền
Rơi tiền bạc trong ngày Tết Đoan Ngọ được cho là làm mất tài lộc, khiến tài vận đi xuống. Vì vậy, vào ngày này, mọi người nên cẩn thận bảo vệ tài sản và tiền bạc.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
5 kiểu bình hoa đại kỵ phong thủy gây hao tài tốn của, nhiều nhà không biết vẫn trưng
-
Người xưa dặn: Cây ở mồ không trồng ở nhà, đó là những cây gì?
-
Phụ nữ có 3 nét tướng này số nghèo cả đời: Ai không có thật đáng chúc mừng
-
Tết Đoan Ngọ thực chất có ý nghĩa gì? Mâm cúng thường có gì?
-
Ông bà dặn đừng làm trái: "Phòng khách sáng thì giàu, phòng thờ sáng là lụi". Lưu ý để ánh sáng hợp phong thủy