Tết Đoan Ngọ thực chất có ý nghĩa gì? Mâm cúng thường có gì?

09:43, Chủ nhật 09/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Tết Đoan Ngọc, mỗi gia đình đều sửa soạn mâm cúng để dâng lên ban thờ gia tiên. Mâm cúng trong ngày tết Đoan ngọ thường có trái cây, hoa tươi và một số món ăn đặc trưng, như rượu nếp cẩm, xôi ngũ sắc, bánh tro mật mía… Vậy ngày này thực chất có ý nghĩa gì?

Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) diễn ra vào mùng 5/5 Âm lịch, nó còn được gọi với cái tên là Tết Đoan Dương. Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là "Tết diệt dâu bọ"

Ở Việt Nam, dịp tết còn được gọi dưới cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ". Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy, dịp này thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Tết Đoan Ngọ 2024 (ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch) sẽ rơi vào thứ Hai ngày 10/6/2024.

Nguồn gốc của "Tết diệt sâu bọ" ở VIệt Nam

Tết Đoan Ngọc ở Việt Nam khác với Trung Quốc. Theo tài liệu từ Ban Tôn Giáo Chính Phủ cho biết, ngày xưa, vào một mùa vụ thành công và bội thu, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến phá nát mọi thứ.

"Tết diệt sâu bọ" thực chất là để diệt sâu bọ phá hoại để bảo vệ mùa màng

Nhân dân lo lắng chẳng biết làm thế nào để giải trừ được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đến xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một bàn cúng gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Và thế cứ vào ngày này, nông dân lại lập bàn cúng để giải trừ sâu bọ, từ đó ngày 5/5 âm lịch là ngày "Tết diệt sâu bọ" và còn gọi là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Trong ngày này, mỗi gia đình đều sửa soạn mâm cúng để dâng lên ban thờ gia tiên. Mâm cúng trong ngày tết Đoan ngọ thường có trái cây, hoa tươi và một số món ăn đặc trưng, như rượu nếp cẩm, xôi ngũ sắc, bánh tro mật mía… và các loại hoa quả đang vào mùa.

Từ chợ truyền thống đến chợ mạng, các sản phẩm hàng hóa phục vụ tết Đoan ngọ đang được người dân tìm mua nhiều nhất là vải thiều, mận tam hoa, rượu nếp cẩm, bánh tro mật mía, xôi ngũ sắc…

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Theo phong tục truyền thống, tết Đoan ngọ của người Việt được tiến hành vào chính giờ Ngọ - giữa trưa ngày mùng 5/5 Âm lịch hằng năm.

Tết Đoan ngọ có những nét riêng, đi sâu vào tâm thức mỗi người và trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là dịp để những thành viên trong gia đình thêm gắn kết yêu thương, qua đó, góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt.

Tết Đoan Ngọc là dịp để những thành viên trong gia đình thêm gắn kết yêu thương gia đình và truyền thống văn hóa Việt Nam

Tết Đoan Ngọc là dịp để những thành viên trong gia đình thêm gắn kết yêu thương gia đình và truyền thống văn hóa Việt Nam

Người xưa quan niệm rằng, trong cơ thể con người, nhất là đường tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi, nảy nở gây nguy hại cho con người.

Đoan ngọ không chỉ mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, còn là dịp để mọi người ăn hoa quả, rượu nếp như một cách để diệt trừ sâu bọ gây hại, xua đuổi bệnh tật, cầu mong sức khỏe an lành và cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng thì người Việt còn cho rằng đây là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa.

Người xưa quan niệm bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5/5, các loại ký sinh này thường ngoi lên và đây là thời cơ để con người ăn những thức ăn có vị chua, chát để loại bỏ chúng.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc