Theo quy định của Bộ Y tế, nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 được chia thành 4 nhóm: Thấp, trung bình, cao và rất cao. Trong đó, nhóm nguy cơ rất cao gồm:
- Những người từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền;
- Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu;
- Người có SpO2 từ 92% trở xuống;
- Người bệnh đang có tình trạng thở máy, đang có ống mở khí quản, liệt tứ chi, đang điều trị hóa xạ trị.
Nhóm này chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc "Tầng 3 của tháp điều trị", các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng; xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.
Quy định của Bộ Y tế nêu rõ 19 bệnh lý nền có nguy cơ cao gồm:
1. Đái tháo đường;
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác;
3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác);
4. Bệnh thận mạn tính;
5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu;
6. Béo phì, thừa cân;
7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim); 8. Bệnh lý mạch máu não;
9. Hội chứng Down;
10. HIV/AIDS;
11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm cảchứng sa sút trí tuệ;
12. Bệnh hồng cầu hình liềm;
13. Bệnh hen suyễn;
14. Tăng huyết áp;
15. Thiếu hụt miễn dịch;
16. Bệnh gan;
17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện;
18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác;
19. Các loại bệnh hệ thống
Còn tình trạng cấp cứu gồm:
- Rối loạn ý thức;
- Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%;
- Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút;
- Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg;
- Hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.
Hiện nay, dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp. Điều này ảnh hưởng lớn đến những người có sẵn yếu tố bệnh tật, người cao tuổi, người có sức đề kháng kém.
Những người có bệnh lý mạn tính thường là người cao tuổi. Sức đề kháng của nhóm người này giảm hơn hẳn so với những người khác. Khi bị mắc Covid-19, các bệnh mạn tính cũng bị thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, dẫn tới tình trạng nguy kịch. Ngoài ra, việc phải ứng với nhiều loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể người cao tuổi cũng dễ bị suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác. Khi bị nhiễm virus, cơ thể không đủ sức chống lại đồng thời gặp một loạt các rối loạn kèm theo trên bệnh nền mạn tính khiến việc điều trị trở nên khó khăn, phức tạp.
Do đó, người mắc các bệnh lý mạn tính cần lưu ý kiểm soát tốt bệnh bằng thuốc. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý. Nếu cơ thể có bất kỳ thay đổi nào nên báo cho bác sĩ hoặc đi khám càng sớm càng tốt. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Hàng xóm là F0 hay ở gần khu cách ly chỉ sợ virus 'bay qua không khí' vào nhà: Nghe bác sĩ giải thích
-
F0 có phải tự trả chi phí điều trị hay không?
-
Quy định mới về cách xác định các F1, F2 và phân loại F0: Ca bệnh nghi nhiễm có ít nhất 2 biểu hiện
-
Bộ Y tế: Có 2 dấu hiệu này được xem là ca nghi mắc nghi mắc Covid-19
-
Trong hôn nhân, phụ nữ tự tin và hạnh phúc thì có 3 điều chẳng dại hỏi chồng