Tiến sỹ Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết có khoảng 200 triệu chứng bệnh xuất hiện sau khi người bệnh khỏi Covid-19. Trong đó, đau dạ dày là một tình trạng mà nhiều người bệnh gặp phải. Nó làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Trong thời gian điều trị bệnh, nếu F0 có chế độ ăn uống kém khoa học hoặc lạm dụng thuốc thì có thể gây tái phát các cơn đau dạ dày sau khi khỏi bệnh. Ngoài ra, việc lo lắng, mất ngủ hoặc chịu căng thẳng kéo dài cũng làm những cơn đau co thắt dạ dày tăng lên, gây đau dạ dày đặc biệt là ở những người có tiền sử viêm loét dạ dày.
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học. Trong chế độ dinh dưỡng, có 4 nhóm chất quan trọng giúp người bệnh kiểm soát những cơn đau dạ dày, củng cố hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Các nhóm chất đó là:
- Tinh bột chủ yếu đến từ các loại ngũ cốc.
- Đạm đến từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...
- Chất béo đến từ mỡ động vật và dầu thực vật.
- Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau củ quả tươi...
Trong những nhóm chất quan trọng nói trên, F0 hậu Covid-19 có thể ưu tiên bổ sung 5 thực phẩm sau giúp bồi bổ dạ dày:
Nghệ mật ong
Tinh bột nghệ trộn với mật ong từ lâu đã được nhiều người biết đến và sử dụng để điều trị bệnh lý về dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị dạ dày, kiềm hóa độ axit của dịch vị. Trong khi đó, mật ong cũng có tác dụng điều hòa nồng độ axit trong dạ dày. Kết hợp hai nguyên liệu này với nhau bạn sẽ có một món giúp tránh tình trạng kích thích ở dạ dày, giảm cơn đau hiệu quả.
Rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây tươi là thực phẩm cần phải bổ sung mỗi ngày để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng sẽ giúp thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc dạ dày, hạn chế trở ngại trong quá trình tiêu hóa.
Người bị đau dạ dày mạn tính nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A và B. Đặc biệt là vitamin A có tính chống oxy hóa cao giúp làm giảm tiết dịch vị dạ dày.
Đậu bắp
Đậu bắp giàu vitamin B, C, E và các dưỡng chất khác giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tổn thương ở niêm mạc dạ dày và hỗ trợ làm lành vết loét trong dạ dày.
Cơm
Cơm mềm, dễ tiêu hóa nên có thể giúp tránh tình trạng kích thích dạ dày tiết nhiều axit. Vì vậy, ăn một lượng cơm vừa phải có thể giúp giảm cơn đau dạ dày.
Canh, súp
Giống như cơm, các món canh, súp được nấu chín mềm, giúp giảm tải cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, lượng nước trong canh, súp thường lớn, giúp pha loãng axit trong dịch vị dạ dày để người bệnh dễ tiêu hóa.
Ngoài ra, người bị đau dạ dày cần tránh ăn những thực phẩm có tính kích thích như đồ cay, các món ăn dầu mỡ, đồ có ga và cồn, thực phẩm thô và đồ ăn lạnh...
Tác giả: Thanh Huyền
-
5 xét nghiệm, 7 kiểm tra cần làm khi khám 'hậu Côvy' và mức chi phí: BS hướng dẫn chi tiết
-
Chuyên gia Đông y chỉ loại nước nấu từ mía và loại củ rẻ bèo ngoài chợ: Giúp sạch phổi, giảm ho 'hậu Côvy'
-
F0 dùng điều hòa có được không, có sợ khí lạnh làm bệnh nặng hơn: BS Trương Hữu Khanh trả lời
-
10 thực phẩm tốt cho phổi, hỗ trợ phục hồi tổn thương cho F0 hậu Côvy: Không cứ phải tổ yến mới tốt
-
F0 tái nhiễm sau 2 tuần khỏi bệnh, yếu đi trông thấy: BS giải thích nguyên nhân, bỏ suy nghĩ "sớm mắc sớm khỏi"