Thông thường các loại trái cây dùng để ăn ngay nhưng với một số loại sau đây khi hấp chín lại khiến chúng trở thành vị thuốc. Hấp cũng là cách giúp giữ lại vitamin hiệu quả nhất so với các phương pháp chế biến khác.
Một số loại trái cây quen thuộc như lê, cam, mía không chỉ giàu vitamin và dinh dưỡng khi ăn trực tiếp mà khi dùng phương pháp hấp để nấu chín còn giúp làm ấm và như một vị thuốc Đông y trị nhiều bệnh phổ biến.
Lê hấp táo đỏ, đường phèn
Lê hấp táo đỏ là bài thuốc lưu truyền dân gian dùng để trị ho và trị khản tiếng. Đây cũng là một trong những cách trị ho an toàn. Món ăn với cách làm vừa đơn giản, vừa ăn khá ngon miệng, đặc biệt còn có thể giải nhiệt vào mùa hè..
Trong y học cổ truyền, quả lê vị ngọt, tính mát, hơi chua và có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, dưỡng huyết, nhuận trường, tiêu độc và nhiều tác dụng khác. Những người bị bệnh như sốt do bệnh phổi, đờm nhiều, viêm họng, viêm khí phế quản có thể dùng lê để giảm tình trạng bệnh. Trong thành phần của quả lê cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin K, kali,...Còn táo đỏ vị ngọt, tính bình và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ho, tăng cường sức khỏe. Trong Đông y, vị thuốc táo đỏ cũng được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm họng, ho khan, đau dạ dày, mất ngủ và rối loạn tiêu hóa.
Phân tích thành phần theo phương pháp hiện đại thì táo đỏ giàu dinh dưỡng như đường, canxi, phốt pho, sắt và nhiều loại vitamin A, C, B1, B2, caroten…, nên từ lâu nó được xem như một nguyên liệu để bồi bổ cơ thể và dưỡng nhan.
Khi hấp táo đỏ với lê có thể thêm mật ong, một thực phẩm tự nhiên giúp tăng kháng khuẩn và thanh họng, trị ho.
Bạn chỉ cần cho lê với táo và mật ong vào nồi hấp cách thủy là tạo ra một món ăn vị thuốc vừa ngon, ngọt, bổ lại trị bệnh tốt.
Cam hấp muối
Ăn múi cam, uống nước cam là phổ biến. Nhưng dùng cam hấp muối thì còn ít người biết.
Cam tính hàn, công dụng giải nhiệt, trừ độc nên từ lâu đã được dùng trong chữa trị nhiều bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp, điển hình là trị ho. Phân tích thành phần cho thấy cam giàu vitamin C, B9, các khoáng chất. Cam có công dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do giảm độc tố cho cơ thể và hỗ trợ kiểm soát sự lây nhiễm, làm tan đờm. Ngoài ra, hàm lượng chất folate trong quả cam là khoảng 39 mg, giúp cơ thể chúng ta ngăn ngừa các vấn đề về đường hô hấp, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc cảm cúm.
Cho cam vào trong bát cùng với một chút muối tinh, hấp lên trở thành một vị thuốc tốt cho cơ thể. Cam ăn trực tiếp có tính lạnh nên vào mùa lạnh nhiều người sợ ăn cam. Tuy nhiên khi cho vào hấp thì tính hàn của cam đã được khử nên ăn mùa đông giúp ấm bụng, không sợ bị lạnh bụng.
Mía hấp
Mía thường được ép lấy nước ở dạng tươi, là thức uống yêu thích của mọi người vào những ngày nóng.
Mía có tính hàn nên khi hấp sẽ quân bình lại tính hàn không sợ đau bụng, không sợ bị lạnh bụng. Hấp chín thì tính hàn của mía được loại bỏ, trở thành món ăn có tính nhiệt, ai cũng có thể ăn được. Ngoài ra, khi hấp chín mía, lượng đường trong mía sẽ cô đặc lại, vị càng ngọt hơn. Chất xơ trong miacũng được làm mềm ở nhiệt độ cao khi hấp nên khi ăn sẽ không làm tổn thương răng miệng.
Bình thường mía có tính hàn nhưng sau khi hấp có tính ấm nên dưỡng ấm cho cơ thể tốt. Những người cảm cúm, sốt, thai phụ ăn mía hấp rất tốt giúp phục hồi nhanh.
Tác giả: An Nhiên
-
6 loại đồ uống thảo mộc giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ai khó ngủ, hay mất ngủ nên dùng
-
Tứ bảo vàng giúp phụ nữ trẻ lâu: Bí quyết cân bằng nội tiết tố
-
Loại cá tự nhiên, ít xương nhiều dinh dưỡng bổ ngang nhân sâm, tổ yến: Đi chợ thấy nên mua ngay kẻo hết
-
Vì sao tay chân bị lạnh? Không phải vì thời tiết rét mà có thể vì bạn đang bị các chứng bệnh sau
-
Rau diếp cá không chỉ là loại rau sống được ưa thích, mà còn có công dụng chữa được nhiều bệnh