Kinh nguyệt nhiều hay ít thì tốt? Chuyên gia lắc đầu đều nguy hiểm

( PHUNUTODAY ) - Nhiều chị em thường lo lắng về lượng kinh nguyệt của mình không biết kinh nguyệt nhiều hay ít thì tốt hơn. Chuyên gia lắc đầu đều là những dấu hiệu bệnh tật cần đi khám ngay,

Lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật

Theo các bác sĩ sản phụ khoa lượng kinh nguyệt của nữ giới quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài, lượng máu ra trong những ngày "đèn đỏ" nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe của mỗi người. Kinh nguyệt nhiều hay ít có thể do nhiều nguyên nhân như: chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng (chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan đến hoạt động nội tiết sinh dục như A, C, E), sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein, nước ngọt có ga...

Điều quan trọng là chu kỳ kinh nguyệt của chị em phải đều và không có dấu hiệu bất thường như chậm kinh, rút ngắn kỳ kinh, máu kinh có mùi hôi...

Tuy nhiên, một vấn đề khác liên quan đến kinh nguyệt mà chị em cũng cần hết sức lưu ý là: lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật.

Nếu kinh nguyệt quá ít: Thời gian “đèn đỏ” dưới 3 ngày hoặc lượng kinh nguyệt ít hơn 20ml được coi là có lượng kinh nguyệt ít. Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể... Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó trong người như thiếu máu, bệnh gan, đái tháo đường, do chế độ dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, bị lao bộ phận sinh dục, dính cổ tử cung...

Kinh nguyệt quá nhiều: Lượng kinh nguyệt quá nhiều là lượng kinh nguyệt ra hàng tháng vượt quá 200ml hoặc thời gian “đèn đỏ” dài quá 7 ngày. Nếu tình trạng lượng kinh quá nhiều kéo dài liên tục thì chị em cần cảnh giác, vì nó có thể là do những rắc rối bên trong cơ quan sinh sản, như màng trong tử cung bong ra bất thường hoặc do các căn bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung, hoặc các bệnh về máu, tinh thần căng thẳng... gây nên.

Kinh nguyệt tháng nhiều, tháng ít: Nếu thấy kinh nguyệt có dấu hiệu thất thường như thế này, bạn nên suy nghĩ tới khả năng do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa, bệnh u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan...

Khi thấy tình trạng kinh nguyệt có bất thường, mệt mỏi trong ngày “đèn đỏ”, ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc, bạn cần đi khám chuyên khoa ngay. Tốt nhất 6 tháng phải đi khám phụ khoa một lần để tầm soát, phát hiện những dấu hiệu bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Biện pháp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả

1. Luyện tập yoga

Các nghiên cứu cho thấy, tập yoga giúp làm giảm nồng độ các hormone gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều. Yoga cũng đã được chứng minh có khả năng làm giảm đau bụng kinh và các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt, chẳng hạn như trầm cảm và lo lắng.

2. Duy trì cân nặng hợp lý

Thay đổi về cân nặng của bạn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn. Giảm cân quá mức hoặc thiếu cân có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Đó là lý do tại sao việc duy trì cân nặng khỏe mạnh là điều rất quan trọng.

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, một trong những nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, tập thể dục có thể điều trị hiệu quả đau bụng kinh nguyên phát.

4. Thêm gừng và quế vào chế độ ăn uống

Uống gừng và nước ấm trong những ngày “đèn đỏ” đã được chứng minh là một phương pháp điều trị đau bụng kinh hiệu quả. Một nghiên cứu khác cho thấy uống gừng trong 7 ngày trước khi hành kinh giúp ổn định tâm trạng, thể chất và các triệu chứng hành vi của hội chứng tiền kinh nguyệt.

5. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất

Một nghiên cứu đã cho thấy bổ sung vitamin D có thể giúp điều hòa kinh nguyệt. Vitamin D thường có trong các sản phẩm từ sữa khác và ngũ cốc. Bạn cũng có thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc thông qua thực phẩm bổ sung.

Vitamin B thường được kê đơn cho phụ nữ đang mong muốn có thai và loại vitamin này có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Vitamin B cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

6. Uống giấm táo mỗi ngày

Kết quả của một nghiên cứu cho thấy uống 15ml giấm táo mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt.

7. Ăn dứa

Ăn dứa là một biện pháp khắc phục cho các vấn đề về kinh nguyệt. Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme có khả năng làm mềm niêm mạc tử cung và điều hòa kinh nguyệt. Bromelain có đặc tính chống viêm và giảm đau.

Tác giả: Vũ Thêm