Có thể phân biệt nhức đầu, sốt do Covid-19 hay bệnh khác không?
Trả lời về vấn đề này trên Người Lao động, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) không có cách để phân biệt cơn sốt do các bệnh cảm cúm thông thường với Covid-19. Vấn đề nhà chỉ có thể xác định thông qua xét nghiệm. Với tình hình như hiện nay, chỉ trừ khi bạn không tiếp xúc với ai, kể cả các thành viên trong nhà từ nhiều ngày trước, không bước chân ra khỏi cửa mà quên mang khẩu trang, cầm đồ vật từ bên ngoài vào mà quên rửa tay... thì mới tạm yên tâm là mình không trở thành F0. Tuy nhiên, điều này có vẻ khó.
Do đó, khi thấy mình nóng sốt, đau đầu, hãy liên hệ với y tế địa phương để xét nghiệm hoặc có thể nhờ mua, đặt hàng test nhanh để tự kiểm tra.
Trong khi đang đợi y tế đến hoặc được tự cách ly tại nhà, khi gặp cơn đau đầu, nóng sốt và các triệu chứng cảm cúm khác mà không có các triệu chứng cảnh báo diễn tiến nặng như khó thở SpO2 tụt... thì cũng xử lý như những lần bệnh trước như uống thuốc hạ sốt, thuốc ho...
Có thể phân biệt sốt do vắc-xin "hành" và bệnh Covid-19 không?
Bác sĩ Khanh cho biết có nhiều trường hợp cứ ngỡ mình sốt, mệt do tiêm vắc xin Covid-19 nhưng sau khi test nhanh lại phát hiện mắc bệnh. Phân biệt sốt do tiêm vắc xin và do bệnh là rất khó, ít nhất là trong vài ngày đầu. Chỉ những trường hợp có triệu chứng rõ ràng một chút, bệnh kéo dài thì mới phân biệt được.
Trong tình huống gặp đợt dịch bùng phát như hiện nay, người dân có thể bị nhiễm bệnh ở nơi tiêm ngừa hoặc nhiễm từ trước đó mà vẫn trong giai đoạn ủ bệnh, sau khi tiêm xong vô tình trùng hợp với thời gian phát bệnh.
Như vậy cần làm gì?
Theo bác sĩ chia sẻ, điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là cố gắng đừng để đi tiêm phòng mà bị nhiễm bệnh. Hàng xóm lâu ngày đóng cửa chống dịch, nay gặp nhau vui quá, xúm lại nói chuyện; đồng nghiệp cùng cơ quan làm ở nhà bấy lâu nay, gặp nhau cũng tụ lại... Mọi người đừng quyên rằng biến thể Delta lây lan rất nhanh, số ca F0 không có triệu chứng vẫn chiếm khoảng 660-70%. Cho dù mình đang khỏe mạnh, những người xung quanh trông có vẻ khỏe mạnh nhưng chưa chắc trong số đó không F0 không có triệu chứng.
Bệnh cũng có thể lây do bàn tay chạm vào các bề mặt chứa virus rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Dù là bề mặt nào đi nữa thì thứ đưa virus lên mặt vẫn là bàn tay. Do đó, thay vì lo đến máy đo huyết áp dùng chung, cái ghế ngồi chung thì nên rửa tay, tự đem theo chai rửa tay nhanh càng tốt. Về nhà vẫn phải rửa tay, thay đồ, tắm rửa... rồi mới làm các việc khác.
Sốt do vắc xin hay bất cứ triệu chứng mệt mỏi nào khác cũng sẽ biến mất trong vòng 24-72 giờ. Có người thậm chí còn không có biểu hiện gì. Nếu sang ngày thứ 4 sau tiêm vắc xin mà vẫn bị sốt, mệt hay có thêm các triệu chứng về hô hấp thì có thể làm test nhanh. Nếu khó thở hoặc gặp các triệu chứng báo động Covid-19 thì cần báo với y tế địa phương.
Trường hợp bị Covid-19 nhưng nhẹ quá, chỉ sốt thoáng qua nên không phân biệt được đâu là do vắc xin "hành", đâu là Covid-19 cũng có thể xảy ra.
Vì vậy, nếu ở điểm tiêm chủng hoặc ở bất cứ chỗ nào khác có lỡ xúm lại tám chuyện thì về nhà nên giữ khoảng cách với người thân, nhất là những đối tượng có nguy cơ. Bạn có thể trẻ, khỏe và chỉ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ như một cơn cảm cúm nhưng người bị lây chưa chắc đã được may mắn như vậy.
Bác sĩ Khanh cũng chia sẻ thêm, việc tiêm ngừa Covid-19 trùng khớp với việc bị bệnh không ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh. Nếu không biết mà sau vẫn đi tiêm mũi 2 thì cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Do đó, người dân không nên lo lắng, nhất là khi bản thân đã tuân thủ tốt 5K khi đi tiêm ngừa.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Bác sĩ BV Đại học Y dược hướng dẫn: 2 bài tập tống đờm, làm sạch phổi rất cần thiết dành cho F0
-
6 tư thế nằm khiến cho F0 tại nhà dễ thở hơn
-
F0 từng nghĩ mình không bị quá nặng, vài ngày sau ngã gục trong toilet, 11 ngày đeo máy thở "nhớ đời"
-
Trường tổ chức cho lớp 1 thi lại, hơn 10 học sinh và giáo viên trở thành F1
-
3 tháng đóng cửa chỉ đi siêu thị mua đồ ăn, cả nhà 6 người vẫn thành F0: Cố vượt qua thôi