Lợi ích của tỏi đen đối với sức khỏe
Ngăn ngừa ung thư
Một tác dụng không thể không nhắc đến của tỏi đen là ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú. Lý do là trong tỏi đen chứa hợp chất S-allylcysteine. Không chỉ giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư, tỏi đen còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Hỗ trợ tăng cường sức khỏe não bộ
Trong tỏi đen có chứa chất chống oxy hóa nên có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về nhận thức như bệnh Alzheimer, Parkinson.
Giàu chất chống oxy hóa
Quá trình lên men giúp chất allicin trong tỏi chuyển hóa thành các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, alkaloid. Vậy nên tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa cao, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch và một số bệnh mãn tính khác.
Các chuyên gia cho biết, tỏi đen đạt hàm lượng chống oxy hóa cao nhất sau 21 ngày lên men.
Giảm mỡ máu, hạ cholesterol
Sự dư thừa cholesterol trong cơ thể chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, huyết áp cao,… Thường xuyên ăn tỏi đen đúng cách sẽ giúp giảm cholesterol máu, giảm mỡ máu đồng thời tăng cholesterol tốt, điều hòa đường huyết. Vì vậy mà tỏi đen tốt cho tim mạch, nhất là người béo, mỡ máu cao.
Thu gọn gốc tự do
Các gốc tự do là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh lý khác nhau. Các hợp chất sulfur hữu cơ cùng dẫn chất tetrahyro có trong tỏi đen giúp thu dọn các gốc tự do trong cơ thể một cách triệt để. Hiện nay có trên 80 bệnh lý khác nhau liên quan đến gốc tự do. Chính vì vậy mà tỏi đen trở thành dược liệu giúp phòng và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Tác dụng phụ của tỏi đen nếu ăn không đúng cách
Gây nóng trong, táo bón
Người bị nóng trong hay có vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày, tá tràng thì nên hạn chế ăn tỏi đen. Nếu như mới phục hồi sức khỏe sau bệnh mà ăn nhiều tỏi đen thì dễ gây nóng trong người, khó chịu.
Trong trường hợp này bạn chỉ nên dùng khoảng 10g mỗi ngày. Dùng nhiều có thể dẫn đến táo bón.
Gây dị ứng
Cũng như các loại thực phẩm khác, tỏi đen có thể gây dị ứng cho một số đối tượng. Hàm lượng allicin trong tỏi đen cao, nếu không được chuyển hóa hết có thể bị gây dị ứng cho da. Vậy nên không phải ai cũng ăn được tỏi đen, nhất là người có tiền sử dị ứng càng nên chú ý.
Rối loạn tiêu hóa
Trong ngày mà ăn quá nhiều tỏi đen thì sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và dạ dày của bạn. Có trường hợp có thể gây rối loạn tiêu hóa, xuất hiện các dấu hiệu như đầy hơi, tiêu chảy, ợ nóng, dạ dày khó chịu.
Gây ngộ độc
Sử dụng tỏi đen sai cách có thể bị ngộ độc với các triệu chứng khó chịu trong dạ dày. Tuy trường hợp này hiếm khi xảy ra nhưng bạn cũng nên chú ý mỗi khi dùng tỏi đen.
Dùng tỏi đen thế nào để có lợi cho sức khỏe?
Muốn tránh tác dụng phụ và thu được lợi ích từ tỏi đen, bạn lưu ý:
- Người bình thường không ăn quá 20g tỏi đen/ngày (khoảng 3 củ), có thể ăn vào bất cứ lúc nào nhưng tốt nhất là trước bữa ăn 30 phút.
- Trẻ dưới 6 tuổi không ăn quá 10g tỏi đen/ngày vì ăn nhiều có thể bị táo bón.
- Nếu dùng rượu ngâm tỏi đen thì không quá 30ml/ngày. Uống quá nhiều có thể dẫn tới thừa chất do cơ thể không hấp thụ hết.
- Phụ nữ mang thai muốn dùng tỏi đen nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Chi tiết cách làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện, đảm bảo 100% thành công
-
3 món ăn với vẻ ngoài "xấu xí" nhưng giàu sắt hơn thịt, nhiều canxi gấp 10 lần mực
-
Dùng tỏi đen theo cách này tốt hơn cả nhân sâm, phòng ngừa bách bệnh
-
Nhỏ vài giọt dầu gió lên tỏi: Lợi ích tuyệt vời, cả phụ nữ và đàn ông đều thích
-
Bôi kem đánh răng lên củ tỏi rồi đặt ở 2 vị trí này, không ngờ tác dụng khiến nhiều người phải ngỡ ngàng