Khi ốm đừng dại ăn bún nếu không muốn ốm thêm

( PHUNUTODAY ) - Bún là món ăn mềm dễ nuốt nhưng chuyên gia khuyên bạn khi bị ốm thì nhớ ăn nếu không muốn cơ thể mệt hơn

Khi ốm người mệt mỏi nên hầu hết chúng ta sẽ chọn loại thức ăn gì đó thật mềm dễ nuốt như cháo, bún, canh thay vì các món cơm. Tuy nhiên theo chuyên gia thì lúc ốm chúng ta không nên chọn ăn bún. Khi ốm là lúc cơ thể chúng ta suy giảm miễn dịch, tiêu hóa cũng yếu đi. Bún mềm và dễ nuốt dễ ăn nhưng đặc trưng của sản xuất bún khiến chúng không có lợi cho sức khỏe. 

om dung an bun

Bún được làm từ gạo ngâm tới mức lên men chua nên ăn bún có thể kích thích ruột và gây đầy bụng chướng hơi nhiều hơn, dẫn tới khó tiêu nên có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi hơn. Hơn nữa trong quá trình làm bún nhiều cơ sở dùng các phụ gia để bún trở nên trắng hơn dai hơn. Các chất phụ gia có thể là bột huỳnh quang để làm bóng, chất tẩy để làm trắng, hàn the tạo độ dai và bảo quản lâu… là những chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất, phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm. Khi ăn phải những chất này, cơ thể lại đang ốm thì càng dễ nhạy cảm nên có thể gây ra bệnh tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng...

Do đó khi bị ốm thì không nên ăn bún mà nên chọn các món ăn nhẹ và tự nhiên hơn như súp, cháo đậu xanh, cháo thịt... Những món ăn này vừa mềm dễ nuốt lại nhanh cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp bạn thoát cảm giác mệt mỏi tốt hơn. 

om nen an chao

Ngoài lúc ốm ra thì những đối tượng dưới đây cũng không nên ăn bún:

- Trẻ em: Bún, mỳ có tính chất mềm nên nhiều trẻ em thích ăn nhưng trẻ nhỏ có đường tiêu hóa kém chưa hoàn thiện, ăn bún mà nhất là bún có phụ gia hóa chất thì không tốt cho tiêu hóa. Do đó nên hạn chế cho trẻ ăn món này. 

- Phụ nữ sau sinh: Phụ nữ sau sinh là đối tượng nhạy cảm và cần sữa cho con bú. Thế nên nhóm đối tượng này cũng cần hạn chế ăn bún và các thực phẩm từ gạo chua lên men. Các hóa chất phụ gia cũng không tốt cho quá trình phát triển của mẹ và bé. 

- Người có bệnh dạ dày: Những người có bệnh dạ dày tiêu hóa kém cũng không nên ăn bún để tránh tác hại của gạo lên men và phụ gia hóa chất trong bún. 

Khi mua bún mọi người nên chú ý phân biệt bún sạch và bún có phụ gia hóa chất. Bún tự nhiên sẽ có màu trắng đục hoặc tối, trong khi bún hóa chất thì trắng trong, sáng, sợi bún bóng mẩy. Bún không có phụ gia sẽ có độ nát vụn và dính hơn bún có phụ gia thì dai và giòn, khó đứt. Nếu soi dưới ánh sáng mà thấy bún phát sáng thì đó chắc chắn là bún có nhiễm hóa chất. 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn