Loại hạt trường sinh bán đầy ngoài chợ, giàu protein hơn trứng, trẻ hóa hơn trà xanh

( PHUNUTODAY ) - Loạt hạt nhỏ này được mệnh danh là hạt trường sinh, mang lại nhiều tác dụng, lợi ích cho sức khỏe.

Hạt lạc là một nguồn dinh dưỡng phong phú và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Dù nó rất phổ biến và giá thành thấp, có lẽ nhiều người không đánh giá cao nó.

Tuy nhiên, hạt lạc từng được gọi là "quả trường sinh" vì nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Hạt lạc cung cấp cho người sử dụng một nguồn cung cấp giàu chất đạm và chất béo, cùng với nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

1. Lạc là kho tàng chất chống oxy hoá

Lạc, còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng, thuộc họ Đậu và xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ. Đây là một loại cây thân thảo, có lá mọc đối và hình dạng lá giống như lông chim.

Hoa của cây lạc tương đối giống với hoa đậu điển hình, có màu vàng với gân đỏ. Sau quá trình thụ phấn, quả lạc phát triển có hình dạng dài từ 3 đến 7cm, chứa 1 đến 4 hạt. Quả lạc đực được ẩn dưới mặt đất và thường được gọi là củ.

Mặc dù lạc không phải là trái cây, nhưng nó chứa nhiều chất chống oxy hóa như trái cây. Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ đã chỉ ra rằng lạc có chất chống oxy hóa vượt trội so với trà xanh và nho. Các chất chống oxy hóa trong hạt lạc bao gồm:

+ Resveratrol

Resveratrol là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, rất phong phú trong nho và rượu vang, cũng như trong đậu phộng. Sự phong phú của resveratrol trong bơ đậu phộng tương tự nước ép nho. Nghiên cứu tại Đại học Georgia ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, resveratrol có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.

+ Phytosterol

Trong đậu phộng và dầu đậu phộng có phytosterol, có thể làm giảm sự hấp thu cholesterol ở đường tiêu hóa.

+ Axit p-coumaric

Axit p-coumaric là chất chống oxy hóa chính trong đậu phộng và nó cũng có đặc tính chống viêm. Đậu phộng còn cho thấy khả năng cải thiện bệnh tiểu đường loại 2.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Nutrients cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate, đồng thời thay thế một số carbohydrate giàu tinh bột bằng đậu phộng có thể làm giảm đường huyết lúc đói và sau khi ăn.

+ Isoflavone

Đậu phộng cũng chứa isoflavone, có nhiều trong đậu nành và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tác dụng của hạt lạc đối với sức khỏe

1. Lạc giúp giữ mức cholesterol trong vòng kiểm soát.

Lạc rất giàu axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành. Những hạt lạc tự nhiên thơm ngon nên được đưa vào kế hoạch chế độ ăn uống hàng ngày.

2. Hỗ trợ ngăn ngừa nếp nhăn

Có thể bạn chưa biết, lạc cũng rất tốt cho da vì nó giàu vitamin E, giúp làm giảm nếp nhăn trên da. Ăn lạc luộc được nghiên cứu giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.

3. Giúp giảm lượng đường trong máu

Bệnh nhân gặp vấn đề về bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng lạc như một món ăn thân thiện. Lạc giàu nguồn mangan, giúp hấp thụ chất béo, do đó điều tiết lượng đường trong máu.

4. Hiệu quả trong việc giảm trầm cảm

Lạc giàu tryptophan, giúp giải phóng một hóa chất đặc biệt làm giảm các dấu hiệu trầm cảm, giúp tâm trạng khởi sắc hơn. Lần sau nếu bạn cảm thấy ảm đạm, chỉ cần nhâm nhi vài hạt lạc thơm bùi.

5. Giàu năng lượng

Lạc là nguồn cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Bạn không cần lo ngại về cân nặng khi nhâm nhi loại hạt này. Bởi lạc cũng phù hợp cho giảm cân, đơn giản vì nó không chứa nhiều tinh bột và chất béo so với các loại hạt khác.

Tác giả: Quỳnh Trang