Loại nước lau bàn thờ tưởng tốt hóa ra "xóa sổ" vận may, tổ tiên trách phạt

( PHUNUTODAY ) - Việc lau dọn ban thờ hay còn gọi là lễ bao sái cần phải được tiến hành thường xuyên, nhất là dịp cuối năm. Theo chuyên gia phong thủy, lau dọn không đúng quy cách chính là việc làm “lợi bất cập hại".

Sử dụng rượu gừng thế nào cho đúng?

Bao sái, dọn dẹp ban thờ có mục đích nhằm loại bỏ những vận khí xấu của năm cũ và những uế khí tích tụ trên ban thờ trong một thời gian dài, đồng thời chiêu đón cát lành cho gia đình trong năm mới. Bởi vậy, việc chuẩn bị nước dùng để lau ban thờ cũng là một yếu tố mà gia chủ cần hết sức lưu ý. Trang Phong thủy Phùng Gia đã liệt kê những loại nước tuyệt đối không nên dùng để lau ban thờ, trong đó có rượu gừng.

Theo quan niệm dân gian, gừng và rượu có công dụng xua đuổi những điều xui xẻ, giúp loại bỏ vết bẩn. Dùng rượu gừng sẽ giúp bàn thờ sạch sẽ, thu hút tài lộc cho gia chủ.

Tuy nhiên về mặt khoa học, rượu gừng có tính nóng rất mạnh trong khi hầu hết bàn thờ đều được làm bằng gỗ. Việc dùng rượu gừng để bao sái ban thờ về lâu dài sẽ khiến cho ban thờ bị hư hỏng, bong tróc, thậm chí là cháy gỗ.

Để ngăn ngừa vấn đề này, gia chủ chỉ cần thêm một bước nhỏ đó là pha chế thêm. Lưu ý, bạn nên để rượu gừng qua 7 ngày với gia chủ là nam và 9 ngày với gia chủ là nữ sau đó hòa với nước ngũ vị hương rồi mới có thể tiến hành lau dọn bàn thờ. Việc này nhằm làm giảm độ nóng của rượu gừng, đồng thời góp phần làm sạch hiệu quả.

Những loại nước không nên dùng để lau bàn thờ

Nước lã

Theo quan niệm phong thủy và tâm linh, nước lã thông thường còn lẫn nhiều tạp chất và tạp khuẩn, sẽ không thể tối ưu cho việc thanh tẩy bụi trần cũng như uế khí cho ban thờ thần linh, gia tiên, ban thờ Thần Tài.

Các loại xà phòng tẩy rửa

Xà phòng tẩy rửa có khả năng làm sạch hiệu quả, lại không mất công chuẩn bị, tuy nhiên chúng được làm bằng các hóa chất độc hại, không phù hợp để lau dọn ban thờ. Chưa kể, nếu chẳng may mua phải các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, sẽ có thể gây hại cho sức khỏe của gia chủ.

Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ

Theo các chuyên gia phong thủy, các thành viên trong gia đình đều có thể lau dọn bàn thờ không nhất thiết cứ phải là gia chủ. Tuy nhiên, người lau dọn bàn thờ trước hết phải để cơ thể sạch sẽ, mặc đồ đàng hoàng, thành tâm.

Đặc biệt không được di chuyển chân nhang tùy tiện bởi nó sẽ ảnh hưởng đến may mắn của gia chủ. Nhất là khi lau dọn bàn thờ không được làm đổ vỡ hay nói tục chửi bậy, to tiếng là ảnh hưởng đến tổ tiên.

Nếu có nhiều bài vị cần lau dọn thì phải đổi chậu nước khác, không dùng chung nước để tránh bất kính với "bề trên".

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Tác giả: Mộc