Cây cau cảnh
Loại cây này được đánh giá cao vì khả năng lọc không khí, tái tạo môi trường sinh thái và tạo môi trường sống lành mạnh. Cách chăm sóc cây rất đơn giản lại có vẻ đẹp kiên cường nên nhiều người lựa chọn.
Dáng thẳng và thanh mảnh của cây cau cảnh là biểu tượng cho sự kiên định và khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
Người xưa tin rằng, cây cau có khả năng xua đuổi tà khí và bảo vệ ngôi nhà nên thường được trồng để cải thiện năng lượng và thu hút may mắn, tài lộc.
Theo phong thuỷ, cây cau không chỉ làm đẹp môi trường sống mà còn giúp cân bằng âm dương, tăng cường năng lượng tích cực và loại bỏ năng lượng tiêu cực, mang lại may mắn, bình an. Đồng thời cây giúp gia chủ tránh những điều không may, xung đột và giúp mọi người trong gia đình gắn kết hơn.
Cây bồ đề
Loại cây này vẫn được coi là biểu tượng tâm linh và linh thiêng, thường xuyên xuất hiện trong khuôn viên của các ngôi chùa. Trong Phật giáo, bồ đề đại diện cho sự giác ngộ và thanh tịnh, tượng trưng cho sự vĩnh cửu của giáo lý nhà Phật.
Cây bồ đề có tuổi thọ cao, gắn liền với năng lượng thiêng của trời đất. Cây được cho là có khả năng tiếp cân trí tuệ siêu nhiên và sức mạnh của các bậc thành nhân, phật tổ nên các thế lực tiêu cực không dám lại gần.
Chính vì vậy mà người ta thường trồng bồ đề để ngăn chặn năng lượng xấu và mang đến sự tỉnh thức, bình yên cho gia đình. Bên cạnh đó, hạt bồ đề còn được dùng làm vòng tay hoặc vòng cổ như một bùa hộ mệnh với mong muốn mang lại sự an lành và bảo vệ người đeo.
Cây tùng
Loại cây này là biểu tượng của sức mạnh, kiên cường, tượng trưng cho người đàn ông mạnh mẽ, bất khuất với khả năng sống sót qua hạn hạn và bão tố.
Cây tùng thường được trồng ở khu vực trước nhà vì nó phát ra năng lượng dương, có khả năng cản trở năng lượng tiêu cực và âm khí. Cây tùng thường được đặt gần cổng hoặc phía trước ngôi nhà, nhất là hướng Nam để tối ưu hoá năng lượng.
Linh khí mạnh mẽ từ cây tùng không chỉ làm sạch không khí mà còn giúp đẩy lùi năng lượng xấu, mang lại sự yên bình cho không gian sống xung quanh.
Cây hoa đào
Tương tự như cây bồ đề, cây hoa đào có thể sống lâu đến hàng trăm năm. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, chúng tích luỹ được sự thông tuệ và hấp thụ tinh tuý của trời đất.
Trong văn hoá phương Đông, hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của mùa xuân mà còn được cho là có nguồn gốc từ thiên đình, nơi Ngọc Hoàng trị vì. Vì vậy mà nó mang đậm chất thần tiên với khả năng xua đuổi ma quỷ và mọi tà khí.
Dịp Tết, người ta thường trưng cành đào hoặc trồng đào trước nhà như một biểu tượng của việc đẩy lùi điều xấu, đón những điều may mắn, tài lộc, mang lại một năm sung túc và yên bình.
Cây trúc
Cây trúc với dáng vẻ cao thẳng và xanh tươi ngay cả trong khí hậu khắc nghiệt là biểu tượng của sự thanh cao, ngay thẳng và sức sống bền bỉ.
Theo phong thuỷ, trúc thường được trồng ở cửa ngõ nhà cửa vì nó mang lại may mắn và ngăn chặn điềm xấu. Vẻ giản dị và thanh thoát của cây trúc còn tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, văn hoá nhã nhặn.
Bên cạnh đó, cây trúc còn được xem như lời chúc phúc bởi có cùng cách phát âm với từ “chúc”. Nho giáo coi trúc như bạn hữu, tri kỷ, tôn vinh đức tính cao thượng. Trong hội hoạ, trúc kết hợp với tùng và mai tạo thành “tuế hàn tam hữu”, ba người bạn của mùa đông.
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm