Rau cải cúc là loại rau thường gieo trồng vào mùa đông còn các vụ mùa khác rất khó có cải cúc. Rau có mùi thơm đặc trưng hơi hăng hắc, và mùi này rõ rệt hơn hẳn các loại rau xanh khác. Cải cúc còn ra hoa rất đẹp. Đây là một dạng cây mà người ta tưởng tượng chúng là lai giữa họ rau cải và cây hoa cúc.
Cải cúc là loại rau cực bổ dưỡng giúp bổ gan. Gan lại là tạng cực quan trọng trong cơ thể, gan không khỏe thì cơ thể nổi mụn nhọt sinh độc tố rồi suy yếu ảnh hưởng tới các tạng khác và suy giảm toàn thân.
Để bảo vệ gan thì có một loại đồ uống rẻ là từ bồ công anh, atiso. Thế nhưng cải cúc còn là một loại rau ăn có công dụng tốt hơn cả bồ công anh.
Rau cải cúc hay có tên gọi khác là tần ô, cúc tần ô, được bán nhiều khi tới mùa thu đông. Loại rau này non mềm, dễ chế biến, nhưng lại có mùi hắc đặc trưng, nên nhiều người không ưa chuộng.
Công dụng của rau cải cúc
Cải cúc giúp bổ gan: Rau cải cúc chứa lượng lớn carotene và các axit amin có thể bảo vệ gan, nâng cao chức năng gan. Cải cúc còn giàu khoáng chất kali, có thể giúp cơ thể sửa chữa và điều chỉnh các tế bào bị tổn thương, thúc đẩy chức năng trao đổi chất của gan và duy trì hoạt động bình thường của gan. Khoáng chất kali cũng giúp điều chỉnh sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể chúng ta. Do đó bổ sung rau cải cúc vào chế độ ăn hợp lý sẽ giúp hỗ trợ bảo vệ gan tốt hơn.
Cải cúc giúp kiện tỳ, nhuận tràng: Cải cúc chứa lượng lớn tinh dầu dễ bay hơi chính là mùi thơm đặc trưng của rau. Tinh dầu cải cúc có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon, tăng cảm giác thèm ăn. Cải cúc cũng là rau nhiều chất xơ giúp đẩy nhanh nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện. Tiêu thụ thường xuyên giúp làm giảm mức cholesterol.
Tăng khả năng miễn dịch: Rau cải cúc chứa lượng lớn selen, tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch. Ngoài ra, cải cúc còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác rất thích hợp để ăn hàng ngày.
Làm dịu thần kinh, giúp ngủ ngon: Rau cải cúc có mùi thơm, giàu vitamin, caroten và các loại axit amin, có tác dụng an thần, ổn định tâm trạng, hạ huyết áp, bảo vệ não, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
Cải cúc giúp hạ cholesterol, kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim
Cải cúc có tới 8 loại axit amin quan trọng cho cơ thể và nhiều kali, muối khoáng nên giúp lợi tiểu hạ huyết áp. Cải cúc giàu chất xơ cũng có dụng tăng cường co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm lượng cholesterol. Rau cải cúc còn có chứa 4 thành phần dược liệu phù hợp với người đang điều trị bệnh tim, giúp tim mạch khỏe hơn. Đặc biệt, mùi hương đặc trưng của cải cúc còn có tác dụng dưỡng tim.
Cải cúc hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương: Rau cải cúc còn rất giàu sắt và canxi, có thể giúp cơ thể sản xuất ra máu mới và tăng độ dẻo dai của xương. Những người lớn tuổi trẻ nhỏ ăn cải cúc đều rất tốt. Đặc biệt cải cúc còn nhiều axit amin thiết yếu thúc đẩy phát triển nên rất tốt cho trẻ nhỏ.
Cải cúc là loại rau có thể luộc, nấu canh, ăn sống, đặc biệt cải cúc rất hợp với nhúng lẩu, nhúng kèm món hủ tiếu miền Nam. Cải cúc già có thể phơi khô giữ lại làm thuốc, đặc biệt rễ cây.
Do đó hãy tăng thêm cải cúc vào bữa ăn của gia đình, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ cũng có thể ăn món rau này, bạn có thể nấu mềm cho bé nhé.
Tác giả: An Nhiên
-
Loại cá Việt Nam rẻ bằng 1//5 cá hồi mà omega-3 như nhau, lại không "ngậm" thủy ngân như cá hồi, nhớ mua ngay
-
Bác sĩ da liễu tiết lộ 3 vị trí bẩn nhất trên cơ thể nhưng nhiều người thường bỏ qua khi tắm
-
Những cách nấu ăn khiến cả nhà gặp họa béo phì tim mạch, ung thư nhưng rất nhiều người mắc, kiểm tra ngay
-
Loại quả cực ngọt nhưng chỉ số đường huyết rất thấp: Ngăn ngừa K, tốt cho người tiểu đường
-
Bữa sáng đừng mì tôm, xôi bún phở, bác sĩ khuyên những thực phẩm này chế biến nhanh, giàu dinh dưỡng ngon rẻ