Một trong những loại rau giàu kali là tảo bẹ.
Trong đó, phần đầu tảo bẹ (phần lá sát với thân) tập trung dinh dưỡng nhiều nhất. So với phần lá mỏng và mềm thì đầu tảo bị rất dai, giòn và ngon, thích hợp để nấu canh.
Đầu tảo bẹ là loại rau có tính kiềm. Ăn thường xuyên loại rau này sẽ làm tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Loại rau này còn được mệnh danh là “đông trùng hạ thảo” của biển. Nó rất giàu chất xơ, có thể kịp thời loại bỏ chất độc và rác thải trong đường ruột. Thêm một ít đầu tảo bẹ vào thức ăn nhiều dầu mỡ có thể làm giảm sự tích tụ chất béo trong cơ thể.
Đặc biệt loại rau này giàu canxi và kali, vitamin. Cụ thể, hàm lượng canxi gấp 10 lần sữa, hàm lượng kẽm gấp 3 lần thịt bò, hàm lượng vitamin gấp 1,5 lần cà rốt.
Dùng đầu tảo bẹ nấu canh thịt rất ngon. Sự kết hợp giữa hương thơm của bí đao và vị umami của tảo bẹ khiến món súp này tràn ngập hương thơm, không hề ngấy trong miệng.
Món ăn gợi ý: Canh đầu tảo bẹ, bí đao
Nguyên liệu: Đầu tảo bẹ, móng giò, bí đao, rễ hoàng kỳ.
Gia vị: Hành lá cắt khúc, gừng lát, muối, tiêu, nước cốt gà, kỷ tử.
Cách làm:
- Lấy một nắm nhỏ đầu tảo bẹ, đầu tiên dùng nước sạch rửa sạch cặn bẩn và tạp chất trên bề mặt, sau đó cho vào tô nước lớn để ngâm đầu tảo bẹ trong 30 phút;
- Sau 30 phút, đầu tảo bẹ được ngâm kỹ. Mỗi miếng đầu tảo bẹ nở ra dày dặn. Đổ nước ngâm ra và thêm một thìa bột mì vào để làm sạch bề mặt đầu tảo bẹ. Bột có thể hút chất cặn bẩn trên đầu tảo bẹ rất tốt, giúp loại bỏ tạp chất và mùi hôi trên bề mặt.
Hãy chà nhẹ bề mặt tảo bẹ, sau đó rửa sạch tảo bẹ dưới vòi nước chảy. Cắt đầu tảo bẹ thành miếng vừa ăn, nếu cái nhỏ có thể giữ nguyên.
- Móng giò ngâm trong nước cho sạch rồi rửa sạch, cho vào nồi nước lạnh, thêm hành lá, gừng thái sợi, rượu nấu ăn vào, đun nước sôi, chần thịt cho khử mùi tanh. Chần trong 5 phút thì vớt thịt ra, để rso nước.
- Cho tảo bẹ vào nước đã chần chân giò, thêm vài giọt giấm trắng vào chần trong nước 2 phút cho hết mùi tanh;
- Trong lúc chần, buộc một củ hành lá lại, cắt vài lát gừng, chuẩn bị 5 lát rễ hoàng kỳ.
- Đun nóng dầu trong chảo, cho gừng lát vào xào thơm, sau đó cho móng giò vào xào một lúc cho đến khi hơi vàng thì cho rượu gạo vào để tạo mùi thơm và khử mùi tanh. Sau đó cho đầu tảo bẹ vào và tiếp tục xào trong 2 phút;
- Cho móng giò và tảo bẹ vào nồi hầm, đổ nước sôi ngập các nguyên liệu, cho rễ hoàng kỳ và đầu hành lá vào, đậy nắp đun nhỏ lửa trong 1 giờ;
- Trong thời gian hầm, chúng ta sẽ xử lý bí đao, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ cùi rồi cắt thành từng khối vuông đều nhau để sử dụng sau này;
- Sau 1 giờ, vớt bỏ củ hành và lát gừng khỏi canh, đổ khối bí đao vào, nêm gia vị: thêm muối, chút tiêu, nước cốt gà vào đun tiếp trong 30 phút;
- Trước khi ăn rắc kỷ tử và hành lá cắt nhỏ rồi múc ra bát và thưởng thức.
Canh móng giò hầm đầu tảo bẹ, bí đao làm theo cách này rất ngon, không béo, thanh, nhẹ và bổ dưỡng.
Lưu ý khi chế biến loại rau này:
- Rửa sạch đầu tảo bẹ và thêm một thìa bột mì để bột hấp thụ các tạp chất trên bề mặt;
- Bí đao phải cho vào cuối cùng để tránh bị chín nẫu.
Chúc bạn thành công khi chế biến loại rau này!
Tác giả: Mộc
-
Các cụ bảo: 'Ngũ hoa vào cửa, phúc lành rời đi - họa kéo đến', là loại hoa nào?
-
Người xưa dặn chẳng sai: "Nghèo đến mấy cũng đừng ăn lươn trông trăng", đó là món ăn thế nào?
-
Bật điều hoà nhấn thêm 1 nút này: Máy chạy êm ru, chẳng lo tốn điện
-
Đánh bay mỡ thừa, trẻ hóa làn da chỉ với ly trà mật ong mỗi ngày
-
Cà phê hay matcha: Đâu mới là ‘siêu phẩm’ cho sức khỏe của bạn?